Giá xi măng, thép xây dựng được dự báo tiếp tục tăng năm 2022

Thị trường vật liệu xây dựng năm 2021 vừa qua được đánh giá có bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Đặc biệt là giá cả của một số mặt hàng chủ lực như xi măng, sắt, thép xây dựng,… đều tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển, sản xuất khó khăn hơn. Theo báo cáo đánh giá ngành xây dựng của VIRAC Research năm 2022, giá cả của các loại vật liệu xây dựng tiếp tục có xu hướng tăng cao hơn nữa. Không những thế giới mà Việt Nam cũng ảnh hưởng nặng nề trong quá trình nhập khẩu vật liệu xây dựng tiếp tục tăng.

Bạn đang đọc bài viết: Giá xi măng và thép xây dựng 2022

Thị trường xây dựng tăng trưởng do nhu cầu nhà ở

Trong năm 2021, số lượng công trình nhà để ở và không để ở tăng mạnh đến 7,9%, cao hơn nhiều so con số ước tính về mức độ tăng trưởng cuối năm 2020. Điều này cho thấy nhu cầu xây dựng nhà ở tại Việt Nam tăng mạnh dù trong thời điểm đại dịch. Giá xi măng, thép,… và nhiều loại vật liệu xây dựng khác bước trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Thị trường xây dựng tăng trưởng do nhu cầu nhà ở
Thị trường xây dựng tăng trưởng do nhu cầu nhà ở

Nhiều quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt do phủ sóng vắc-xin nhanh chóng. Do đó kéo theo các hoạt động kinh tế đồng loạt tăng trưởng mạnh hơn. Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, không những ở các thành phố lớn mà xu thế này đang lan rộng ở nhiều vùng nông thôn. Song song đó, dân số Việt Nam mỗi năm đều tăng trung bình đến 0,9% nên nhu cầu xây dựng nhà ở chỉ có tăng chứ không hề giảm.

Dựa trên dự báo của Tổng cục dân số và CIC; có đến 691,7 nghìn căn hộ xây mới và thay thế để đáp ứng nhu cầu nhà ở.

Giá thép xây dựng tiếp tục tăng năm 2022

Ngành thép được VIRAC Research đánh giá sẽ tăng mạnh mẽ nhất trong 2022. Năm 2021, đánh dấu bước tăng mạnh mẽ của giá thép, tuy có đợt chững lại nhưng không quá lâu. Nguyên nhân giá thép xây dựng tăng mạnh được cho là do nguyên liệu đầu vào khan hiếm và tăng giá. Thép phế liệu, quặng sắt, graphite, than mỡ đều,… để sản xuất thép đều đang ở mức giá cao.

Giá thép thế giới, đặc biệt là Trung Quốc tăng kéo theo sự tăng giá ở thị trường Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thép xây dựng, giảm sản xuất của Trung Quốc ảnh hưởng đến toàn cầu. Việc sản xuất thép nguyên liệu tại Âu – Mỹ cũng chịu ảnh hưởng nặng. Nguyên nhân do giá nguyên liệu tăng và thời gian nhập hàng bị kéo dài do đại dịch.

Giá thép xây dựng tiếp tục tăng năm 2022
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng năm 2022

Đẩy mạnh sản xuất sắt, thép xây dựng trong nước

Để hạn chế ảnh hưởng của giá sắt thép vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng liên tục phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong những năm qua, loạt dự án sản xuất thép quy mô lớn đã được tiến hành trên cả nước. Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quốc và Nhà máy luyện thép Nghi Sơn đi vào hoạt động từ năm 2020-2021 giúp tổng sản lượng thép cả nước đạt 14 triệu tấn/ năm.

Thép xây dựng chủ yếu được tiêu thụ trong nước, mặt hàng quá cồng kềnh nên vật liệu xây dựng không chiếm ưu thế cao khi xuất khẩu, khó sinh lời. Hai “ông lớn” đang nắm giữ thị trường thép trong nước hiện nay là Hoa Sen với 20,66% thị phần, Hòa Phát với 30,41% thị phần.

Xuất khẩu xi măng Việt Nam có xu hướng tăng mạnh

VIRAC Research nhận định xi măng clinker của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022. Thành quả đạt được là trong năm 2021; sản lượng và giá trị xuất khẩu xi măng Việt Nam đã tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021.

Đối tác nhập khẩu lớn nhất của xi măng Việt Nam là thị trường Trung Quốc. Trong bối cảnh nước này thắt chặt nguồn cung nội địa, hạn chế sản xuất để bảo vệ môi trường; khủng hoảng điện năng tại nước này đang ngày một nghiêm trọng hơn. Trung Quốc hiện đang tăng cường nguồn lực để nhập khẩu xi măng. Do quốc gia này có dân số “khủng” nên nhu cầu nhà ở là không thể thiếu.

Xuất khẩu xi măng Việt Nam có xu hướng tăng mạnh
Xuất khẩu xi măng Việt Nam có xu hướng tăng mạnh

Tổng lượng xuất khẩu xi măng clinker được giới hạn bởi Chính phủ; chỉ cho phép xuất 30 – 35% tổng lượng sản xuất. Phần còn lại sẽ tiêu dùng trong nước và dự trữ. Song song đó, việc xuất khẩu xi măng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Nhiều quốc gia khác tiến hành tăng thuế GTGT và thuế nhập khẩu để cạnh tranh với xi măng Việt Nam xuất khẩu, đảm bảo ngành sản xuất trong nước. 

Châu Phi, Trung Quốc, Bangladesh đều là những quốc gia có xu hướng áp thuế lên mặt hàng vật liệu xuất khẩu của Việt Nam.

Giá xi măng trong nước biến động mạnh

Ngoài thị trường xuất khẩu thì giá xi măng Việt Nam vẫn đang có những biến động nhất định. Giá điện, xăng, nhân công, vận chuyển,… tăng liên tục khiến giá xi măng trong nước liên tục tăng mạnh.

Đặc biệt ở khu vực miền Nam nước ta, nơi tập trung nhiều khu đô thị, thành phố. Nhưng số lượng nhà máy sản xuất xi măng chỉ có 8 và phân bố không đều. Tổng lượng sản xuất chỉ đáp ứng được 1/3 tổng nhu cầu của khu vực. Giá xi măng bán ra không có khác biệt quá lớn giữa các thương hiệu sản xuất. Từ đó tạo được sự đồng đều cho sản phẩm, người mua dễ dàng lựa chọn hơn.

Có thể bạn cũng quan tâm: Tình hình xuất khẩu gỗ Việt Nam 2022

Kết luận

Trên đây là những thông tin dự báo về thị trường hàng hóa vật liệu xây dựng tại nước ta trong năm 2022. Trong đó sắt, thép xây dựng, xi măng được xem là một trong những sản phẩm chủ lực được đầu tư sản xuất. Một số mặt hàng vật liệu xây dựng khác Việt Nam vẫn nhập khẩu từ nước ngoài nên giá cả sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, thị trường luôn có những thay đổi đột ngột không ai có thể lường trước được. Ngoài xây dựng thì thị trường xăng dầu cũng được dự báo sẽ có sự biến động mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2022.

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto