Mô hình vai đầu vai ngược là gì? Làm thế nào để giao dịch hiệu quả?

Mô hình vai đầu vai ngược là một trong những mô hình nến Nhật dùng để dự đoán giá trên thị trường có tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ bên cạnh người anh em mô hình đầu vai thuận tạo thành combo nến vai đầu vai trong truyền thuyết. Nó cũng chính là một trong những mô hình khiến trader bị đánh lừa nhiều nhất (phần này được giải thích trong mục tâm lý giao dịch của trader đối với mô hình vai đầu vai) ở bên dưới. Chúng ta không chần chừ thêm nữa, hãy tìm hiểu tổng quan cũng như đi sâu vào các chi tiết của mô hình. Từ đó, tránh trở thành trader bị đánh lừa bởi mô hình này trên thị trường giao dịch.

Mô hình nến Nhật thể hiện tiếp diễn xu hướng hiện tại: Nến Marubozu

Tổng quan về mô hình vai đầu vai ngược

Khái niệm về mô hình vai đầu vai ngược là gì? Mô hình vai đầu vai ngược còn có tên gọi khác là vai đầu vai ở đáy. Theo nghiên cứu Bulkowski vào năm 2005, đây là mô hình đảo vai đầu vai ngược có mức tăng trung bình tối đa nằm trong khoảng 38%. Mô hình sẽ có ba đáy mang hình chữ “V”. Trong đó, đáy thứ nhất và thứ ba với chiều cao gần giống nhau. Còn lại đáy thứ hai sẽ thấp hơn đáy thứ nhất và thứ ba.

Mô hình này cho thấy thị trường có khả năng thay đổi xu hướng. Đỉnh đầu – Hai vai đảo ngược sẽ xảy ra ở trong xu hướng giảm thì chính là tín hiệu sớm đối với sự đảo chiều của xu hướng. Ngược lại, xuất hiện mô hình này ở xu hướng tăng thì chính là tín hiệu hoàn thành giá điều chỉnh trước đó để tiếp tục xu hướng tăng của thị trường.

Hình dạng của mô hình vai đầu vai ngược là gì? Thông thường mô hình vai đầu vai này sẽ có hình dạng mô phỏng như hình sau:

Mô hình vai đầu vai ngược trên lý thuyết
Mô hình vai đầu vai ngược trên lý thuyết

Tuy nhiên, trên thực tế của các biểu đồ phân tích, mô hình này sẽ có hình dạng tương tự như sau:

Mô hình vai đầu vai ngược trên thực tế
Mô hình vai đầu vai ngược trên thực tế

Tìm hiểu cấu trúc của mô hình vai đầu vai ngược

– Vai trái: Đây là đáy thứ nhất của mô hình.

– Đầu: Sau khi hồi giá để tạo điểm thứ nhất của đường Neckline. Tiếp đó, giá lại giảm sâu và tạo đáy mới còn thấp hơn đáy cũ. Sau đó, giá lại tăng lên tạo ra điểm thứ 02 của Neckline. Nối hai điểm này lại với nhau, ta tạo được Neckline một cách hoàn chỉnh.

– Vai phải: Hoàn thành điểm thứ hai của Neckline, giá lại  tiếp tục bị đẩy giảm sâu xuống. Tuy nhiên, không thể nào tạo được đáy mới vị trí thấp hơn đáy đầu. Đáy mới lúc này cao hơn cả đáy đỉnh đầu (còn gọi là Higher Low).

– Neckline: chính là đường nối hai điểm Sau Vai trái & Trước Vai phải lại với nhau.

– Đường viền cổ – Neckline: là một đường nằm ngang tăng dần hoặc là giảm dần. Nếu đường viền cổ áo có hình dạng theo hướng tăng dần thì mô hình vai đầu vai ngược có khả năng đảo chiều mạnh mẽ hơn. Khi so sánh với cùng mô hình này ở trường hợp Neckline với xu hướng giảm dần.

Tâm lý giao dịch của trader đối với mô hình vai đầu vai ngược

Phân tích tâm lý giao dịch của trader đối với mô hình vai đầu vai ngược:

Mô hình này xuất hiện ở trong xu hướng giảm

Có vai trái với mức thấp hơn dùng để bổ sung cho xu hướng giảm. Trong đó, đỉnh đầu tiên của mô hình sau vai trái chính là điều chỉnh ở mức ngắn hạn ​​khác nằm trong xu hướng giảm. Lúc này, giá tiếp tục bị đẩy xuống và tạo ra một mức khác thấp hơn (chính là phần đầu). Lúc này, mô hình vai đầu vai ngược chưa hoàn tất. Tiếp tục với một mức điều chỉnh ngắn lên phía trên cùng với mức thấp thứ hai thấp hơn xuất hiện trong xu hướng giảm.

Vấn đề bắt đầu hé lộ ở đỉnh điều chỉnh thứ hai hoặc là đáy của vai phải. Ở đường viền cổ dốc lên phía trên, đỉnh thứ hai sẽ được tạo ra. Bởi sự điều chỉnh sau đáy thấp nhất ở phần đầu cao hơn nhiều khi so sánh với dự kiến ban đầu. Đỉnh thứ hai cao  hơn theo định nghĩa về xu hướng giảm. Nó nói rằng giá đang tạo ra đáy cùng với đỉnh thấp hơn. Đối với mặt kỹ thuật, xu hướng giảm lúc này đã kết thúc, một xu hướng tăng mới đang bắt đầu. Đáy của phần đầu thấp hơn đáy của phần vai bên phải tạo ra một xu hướng tiềm năng kết thúc. Bởi lúc này nó đang tạo ra đỉnh và đáy cao hơn. Đây là một trong những định nghĩa chính đối với xu hướng tăng.

Mô hình vai đầu vai ngược với đường viền cổ dốc xuống cho thấy điều gì?

Dẫu vậy, khi xét mô hình vai đầu vai ngược với đường viền cổ dốc xuống. Lúc này, đỉnh thứ hai đang dần tạo thành bởi đáy của phần đầu thấp hơn. Nó cho thấy được xu hướng giảm hiện tại vẫn chưa kết thúc. Trader trên thị trường bồn chồn lo lắng cho đến thời điểm vai phải không thể nào tạo ra đáy thấp hơn. Lúc đường viền cổ bị phá vỡ nằm ở trên đường viền cổ dốc xuống tuân theo mô hình vai đầu vai này. Cơ bản thì đường kháng cự dốc xuống đối với xu hướng giảm trước đó trực tiếp bị phá vỡ.

Các đặc điểm thị trường tăng hiệu quả của mô hình này là gì?

Theo Bulkowski (2008) sẽ có các đặc điểm trên thị trường ảnh hưởng đến mô hình này, cụ thể:

  • Trước khi diễn ra mô hình này, giá giảm càng mạnh thì giá đổi chiều tăng càng dữ.
  • Các mô hình với đường dốc xuống sẽ đem đến hiệu quả hoạt động tốt nhất
  • Vai bên trái cao hơn khi so sánh với vai bên phải sẽ làm tăng được hiệu quả của mô hình.

Điểm vào lệnh của mô hình vai đầu vai ngược

Trong thông tin bên dưới, tôi sẽ trình bày những điểm vào lệnh mô hình vai đầu vai ngược là gì tùy thuộc vào các biến đổi khác nhau trên thị trường.

Một điểm vào lệnh tiêu chuẩn

– Có hai điểm có thể vào lệnh tiêu chuẩn được nhắc đến, đó là:

Điểm vào lệnh tiêu chuẩn của mô hình vai đầu vai ngược
Điểm vào lệnh tiêu chuẩn của mô hình vai đầu vai ngược

Vào lệnh ở giá đóng cửa trên đường Neckline sau khi Breakout

  • Lúc giá phá vỡ đường viền cổ – Neckline chính là thời điểm một lệnh vai đầu vai ngược được xác định. Đối với các trader thận trọng, họ chờ cho cây nến nối tiếp Breakout với có giá đóng cửa ở vị trí trên đường Neckline thì mới vào lệnh.

Lưu ý: Bạn chọn đợi cây nến phía sau Breakout neckline có giá đóng cửa lúc này nằm trên Neckline. Điều này đồng nghĩa với việc dự trù lợi nhuận có phần thu hẹp lại và mở rộng vùng rủi ro.

  • Điểm Stop Loss: Đặt 1 pips ở vị trí dưới râu nến thấp nhất đối với Vai phải.
  • Điểm Take Profit: là khoảng cách từ Đỉnh đầu đến Neckline.

Đợi tín hiệu Pullback

Chiến lược với mô hình vai đầu vai ngược khác được đặt ra là bạn chờ đợi cho giá phá vỡ neckline. Chờ thêm một số cây nến Pullback đi ngược trở lại đường Neckline sau đó mới đặt lệnh.

Với chiến lược này, mức độ rủi ro của bạn sẽ giảm xuống. Khi mà giá một lần nữa quay trở lại Test đường Neckline. Cũng như không quay ngược trở xuống nữa để có thể tiếp tục xu hướng giảm. Bạn phải nhớ là trong thực tế, không phải Pullback lúc nào cũng xuất hiện.

Vào lệnh thị trường khi giá Pullback về Neckline như một lời khẳng định Neckline trước chính là Vùng kháng cự. Lúc này nó trở thành Vùng hỗ trợ, tỷ giá không thể phá vỡ vùng hỗ trợ hiện tại để tiếp tục đi xuống sâu hơn nữa. Lúc này, điểm Take Profit và điểm Stop Loss đã không đổi, chỉ việc thay đổi điểm vào lệnh giống như hình dưới đây:

Thay đổi điểm vào lệnh
Thay đổi điểm vào lệnh

Điểm vào lệnh giúp giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận

– Tôi sẽ kết hợp mẫu hình vai đầu vai ngược cùng với mô hình nến khác nhau. Có thể kể đến mô hình Bullish Engulfing hoặc một mô hình khác là mô hình nến Hammer.

  • Điểm vào lệnh: bạn cần Vào lệnh trước thời điểm Vai phải được hình thành trọn vẹn. Trong trường hợp trên, tôi đang kết hợp giữa Vai Đầu Vai ngược đối với Nến Bullish Engulfing (còn gọi là nhấn chìm tăng trưởng).
  • Điểm Stop Loss: là 1 pips nằm dưới râu nến thấp nhất Vai phải.
  • Điểm Take Profit: là khoảng cách từ Đỉnh đầu đến đường Neckline, từ hình bạn có thể nhìn ra một vùng lợi nhuận đang được tạo thành do Vai phải đem đến.

=> Có thêm 01 vùng lợi nhuận do quá trình hình thành vai phải, lúc này tỷ lệ R:R giảm xuống vì vùng Risk thu hẹp, vùng Profit mở rộng.

Mô hình vai đầu vai ngược “trong mắt” công cụ: Sóng Elliott 

Lưu ý khi thực hiện giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược

QUAN TRỌNG: Các mô hình vai đầu vai ngược không giống nhau hoàn toàn.

Cần phải xem xét “vai phải” đã được hình thành như thế nào. Dựa vào vai phải để xác định giao dịch tiếp theo. Đó có thể là quyết định vào lệnh ngay khi breakout hoặc là đợi tín hiệu pullback như đã nhắc đến ở trên trong thông tin vào lệnh tiêu chuẩn.

Vai phải có khoảng cách dài thì không mua lúc giá breakout

Vai phải có khoảng cách dài
Vai phải có khoảng cách dài hơn vai trái

Vào lúc này, giá đã tăng một khoảng mạnh cũng như đi được một đoạn khá xa. Với mức thấp vai phải cho đến vùng kháng cự. Nhiều trader với tư cách là người mua bị thu hút trên đường giá di chuyển. Đây cũng là thời điểm trên đối mặt với các áp lực bán do người mua trước đo chốt lời. Đặc biệt, đa số các trader đều muốn bán khi giá đang ở vùng xung quanh kháng cự.  Áp lực bán tăng lên là thời điểm mà giá giảm mạnh xuống.

Ở vùng vai phải tìm ra tín hiệu tích lũy

Tìm các tín hiệu tích lũy (biểu hiện ở giá dao động nhẹ, sau đó xuất hiện các cây nến nhỏ nối đuôi liên tiếp) là cách giao dịch tốt nhất với mô hình này.

Tín hiệu tích lũy ở vai phải
Tín hiệu tích lũy ở vai phải

– Giải thích cho điều này:

  • Khi vùng kháng cự có xuất hiện yếu tố tích lũy điều đó thể hiện người mua đang sẵn sàng để mua với mức giá cao hơn.
  • Các trader muốn bán khống (đánh short), họ thường đặt lệnh cắt lỗ trên vị trí Kháng cự. Khi giá đã vượt lên trên đường kháng cự cũng là lúc lệnh cắt lỗ của họ kích hoạt.

=> Lúc này, thị trường có đầy đủ lý do để có thể tiếp tục đẩy mức giá lên cao.

Vào thời điểm trên thị trường xuất hiện tích lũy, bạn hoàn toàn có thể đặt Stop Loss nằm phía dưới vùng tích lũy. Điều này đảm bảo được sự an toàn cũng như hạn chế được những rủi ro gặp phải.

Đợi tín hiệu retest ở vùng kháng cự

Khi bạn không kịp vào lệnh lúc mô hình vừa mới đột phá (thời điểm breakout) thì lựa chọn tốt nhất là tiếp tục đơi đến vùng kháng cự cũ (hiện tại đã là hỗ trợ mới).

Đợi tín hiệu retest
Đợi tín hiệu retest

– Những việc mà bạn cần làm lúc này:

  • Một lần nữa giá retest tại kháng cự cũ, lập tức tìm một mô hình tăng giá để xác định điểm vào lệnh: nến Hammer, nến Bullish Engulfing,…
  • Hãy đặt lệnh stop loss của bạn 1 ATR, nằm dưới vùng hỗ trợ nếu bạn đã vào lệnh.

Chờ đợi tín hiệu pullback trên thị trường

Không có gì đảm bảo là giá sẽ retest lại vùng kháng cự để bạn vào lệnh. Một mẹo nhỏ là bạn nên bỏ qua nhịp pullback đầu tiên xuất hiện. Những trader bỏ qua tín hiệu này giống bạn sẽ có động thái muốn được tham gia thị trường. Khi xuất hiện pullback nhịp tiếp theo, lực mua sẽ tăng mạnh, từ đó giá được đẩy lên cao hơn.

Chờ đợi tín hiệu pullback
Chờ đợi tín hiệu pullback

– Bạn cần làm theo thứ tự để đạt được kết quả tốt nhất:

  • Ban đầu bạn bỏ lỡ sự bứt phá của mô hình vai đầu vai ngược thì lúc này đừng cố đu lệnh. Việc làm thông minh là đợi cho giá giảm xuống một lần nữa.
  • Hãy tìm đến tín hiệu pullback nông cùng với các nến có phạm vi nhỏ (không vượt trên MA20)
  • Vào lệnh lúc này bằng cách đặt Stop Loss nằm dưới pullback 1 ATR.

Kết luận

Các thông tin ở trên đã kết thúc vấn đề phân tích mô hình vai đầu vai ngược trong bài viết này. Hy vọng bạn tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích cho hoạt động giao dịch trên thị trường của mình sau khi đọc hiểu hết các thông tin ở trên. Đừng ngần ngại để lại comment bên dưới, đó là niềm động viên lớn nhất cổ vũ tôi tiếp tục phân tích các yếu tố kỹ thuật độc đáo và hữu ích trong các bài viết được mang đến tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết: Mô hình vai đầu vai ngược

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

2 thoughts on “Mô hình vai đầu vai ngược là gì? Làm thế nào để giao dịch hiệu quả?

  1. Pingback: Mô hình vai đầu vai ngược là gì? Làm thế nào để giao dịch hiệu quả? – Trần Lê Thị Thúy Phương

  2. Pingback: Mô hình vai đầu vai ngược l&agrave...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto