Chứng quyền là gì? Cách đầu tư chứng quyền cho người mới A-Z

Trong quá trình thực hiện các giao dịch chứng khoán, bạn sẽ nhận ra có rất nhiều các loại sản phẩm cùng với cách thức sở hữu không giống nhau. Trong đó chứng quyền là một hình thức sở hữu cổ phiếu tuy mới nhưng lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của những trader trên thị trường. Vậy hình thức sở hữu cổ phiếu thông qua chứng quyền là gì? Không những giúp cho trader giảm thiểu được rủi ro trong quá trình thị trường biến động. Mà còn giúp họ linh hoạt xử lý phần chứng quyền của mình trong quá trình sở hữu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn nhất, không riêng gì chờ đến ngày đáo hạn hợp đồng.

Vì vậy trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến cho mọi người các kiến thức liên quan đến loại hình sở hữu cổ phiếu thú vị này, biết đâu bạn lại cần đến nó trong tương lai không xa.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (Covered Warrant – viết tắt là CW) còn gọi với cái tên chứng quyền có đảm bảo – là một loại chứng khoán phái sinh. Loại chứng khoán phái sinh này cho phép người đang sở hữu nó thực hiện trước một giao dịch mua hoặc là bán một loại cổ phiếu. Với mức giá của loại cổ phiếu này đã xác định trước tại một thời điểm nhất định xảy ra trong tương lai.

Hiện tại có hai loại chứng quyền cơ bản nhất, đó là:

  • Chứng quyền mua (nhà đầu tư đạt lợi nhuận nhờ giá tăng của cổ phiếu)
  • Chứng quyền bán (nhà đầu tư đạt lợi nhuận nhờ giá giảm của cổ phiếu)

Bạn có phải là nhà đầu tư muốn đạt lợi nhuận cao dựa vào biên độ tăng giảm lớn của giá cổ phiếu, hãy tham khảo: Cổ phiếu Penny

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có chứng quyền mua, vẫn chưa triển khai chứng quyền bán. Vì vậy mà khi nhắc đến chứng quyền ở thị trường Việt Nam, người ta nghiễm nhiên xem nó là chứng quyền mua.

Nhiều người có sự liên tưởng đến mua chứng quyền giống như là mua vé số. Bởi lý do phần lời hay lỗ đều phải chờ tương lai. Tuy nói vậy nhưng vẫn có những điểm khác nhau cơ bản, bức ảnh dưới đây sẽ làm rõ điều đó:

Điểm khác nhau cơ bản giữa mua chứng quyền và mua vé số
Điểm khác nhau cơ bản giữa mua chứng quyền và mua vé số

Cách dùng để đọc mã chứng quyền dễ hiểu, đơn giản

Nếu như đã đi qua khái niệm chứng quyền là gì, chúng ra sẽ cùng tìm hiểu cách đọc mã chứng quyền đơn giản ra sao. Mã chứng quyền là một hiển thị mã gồm 8 ký tự. Các ký tự phải tuân theo quy định của sàn Hose. Các thành phần của mã chứng quyền này đều có các ý nghĩa riêng biệt, cụ thể:

Đọc mã chứng quyền
Đọc mã chứng quyền

Một mã chứng quyền sẽ có 8 ký tự được viết theo cấu trúc CUUUYYRR, trong đó đại điện cho:

  • C: là Call, còn gọi là ký hiệu chứng quyền mua. Ngược lại từ này là P – Put: ký hiệu chứng quyền bán
  • UUU: viết tắt của tên gọi mã chứng khoán cơ sở của chứng quyền. Ví dụ chứng quyền của loại cổ phiếu HPG (công ty Hòa Phát), thì “UUU” sẽ được viết là HPG.
  • YY: viết tắt đại diện cho thời gian Year. Nó còn thể hiện cho 2 số cuối về năm phát hành chứng quyền.
  • RR: viết tắt của từ Round, dịch ra là đợt phát hành chứng quyền.

Ví dụ: Chứng quyền có ký hiệu CFPT2201 hiểu theo nghĩa đầy đủ là chứng quyền mua của cổ phiếu mã FPT; nó được phát hành trong đợt 1 của năm 2022.

Một số thuật ngữ khác trong chứng quyền

Mỗi khi đưa ra thị trường bất cứ một chứng quyền nào; công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo đầy đủ về chứng quyền bằng bảng cáo bạch. Nó hiển thị đầy đủ những thông tin về chứng quyền hiện có. Ở phía dưới sẽ có một số thuật ngữ khác trong chứng quyền là gì, cùng tìm hiểu trong bảng dưới đây.

Một số thuật ngữ khác
Một số thuật ngữ khác

Hướng dẫn đầu tư chứng quyền cho người mới từ A-Z

Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cách đầu tư chứng quyền có đảm bảo cho những người mới tham gia, vì suy cho cùng loại chứng khoán này trên thị trường là khá mới mẻ.

Cách mua chứng quyền

Có 02 cách mua chứng quyền cơ bản có thể dùng để tham khảo như sau:

  • Cách 1 – Tiến hành mua chứng quyền ở trong thị trường sơ cấp. Ngay sau thời điểm công ty phát hành các sản phẩm ở trên thị trường. Hoạt động mua chứng quyền này sẽ được thỏa thuận giữa nhà đầu tư cùng với công ty phát hành CW. Người mua điền form đúng với yêu cầu của công ty phát hành CW.
  • Cách 2 – Tiến hành mua chứng quyền tại thị trường thứ cấp. Sau thời điểm sàn chứng khoán HoSE niêm yết CW; nhà đầu tư sẽ mua chứng quyền chuyển nhượng từ các trader khác đang sở hữu CW. Có tài khoản chứng khoán là có thể tiến hành các thao tác đặt lệnh trực tuyến một cách tiện lợi.

** Lưu ý: Theo như quy định của UBCKNN, trader tại Việt Nam chỉ có chứng quyền mua, không thể thực hiện mua chứng quyền bán.

Cách tính giá chứng quyền chi tiết

Công ty chứng quyền xác định giá phát hành của nó. Nó có mức giá thường sẽ khá thấp khi so sánh với chứng khoán cơ sở. Cụ thể được xác định như sau:

Ở ngày đáo hạn chứng quyền, nếu chứng khoán cơ sở có giá cao hơn CW; trader sẽ nhận được phần chênh lệch bằng với số tiền này. Lúc này: giá thanh toán sẽ được xác định bằng mức trung bình của giá chứng khoán cơ sở trong vòng 5 ngày giao dịch gần đây nhất (trừ ngày đáo hạn CW).

Công thức dùng để tính bao gồm các bước như sau:

Tiền thanh toán cho/chứng quyền = (Giá dùng thanh toán – Giá để thực hiện)/ Tỷ lệ phần trăm chuyển đổi

Giá trị chứng quyền có đảm bảo sẽ được xác định theo công thức như sau:

 xác định theo công thức như sau:
Xác định cấu trúc giá chứng quyền theo công thức như sau

Trong đó ta có:

  • Giá trị nội tại: chính là khoảng chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở so với giá thực hiện. Giá này chính là khoảng chênh lệch, các biến động khi xét chứng khoán cơ sở. Đó là lý do mà những chứng quyền có lãi thì giá trị nội tại của nó sẽ mang giá trị dương.
  • Giá trị thời gian: sẽ là phần chênh lệch giữa giá chứng quyền với cùng với giá trị nội tại. Thời gian của chứng quyền càng dài, càng gần với ngày đáo hạn thì tương đương với giá trị này càng lớn.

Tính điểm hòa vốn trong chứng quyền là gì?

điểm hòa vốn trong chứng quyền
Điểm hòa vốn trong chứng quyền

Một ví dụ cụ thể cho bạn dễ hiểu như sau:

  • Chứng quyền A có trị giá là 2.500 đồng.
  • Giá thực hiện của chứng quyền A lúc này là 50.000 đồng.
  • Số ngày cho đến khi đáo hạn: Còn 120 ngày.
  • Chuyển đổi ở tỷ lệ 1:1

Lúc này ta có công thức như sau: Giá hòa vốn của chứng quyền = giá thực hiện chứng quyền + trị giá của chứng quyền = 50.000 + 2.500 = 52.500 đồng.

Đồng nghĩa với việc: cổ phiếu này trên thị trường có giá cao hơn 52.500 đồng thì người mua chứng quyền này có lãi. Ngược lại thấp hơn thì sẽ bị lỗ.

Chứng quyền A còn đến 120 ngày thì mới đáo hạn. Bạn cần phải tiến hành cách dự đoán về giá cổ phiếu có vượt được mức 52.500 hay là không. Sau đó xác định lãi/lỗ và đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Các để tính lợi nhuận trong chứng quyền là gì?

Việc có thể xác định một chứng quyền là lãi hay lỗ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá cổ phiếu tăng hay giảm đối so với thời điểm phát hành chứng quyền, cụ thể như bảng:

Tinh lợi nhuận trong chứng quyền
Tính lợi nhuận trong chứng quyền

Xác định lợi nhuận

Cách tính lợi nhuận trên này được tính trong trường hợp bạn sở hữu một chứng quyền. Nếu sở hữu N chứng quyền thì bạn có thể nhân với N để có thể tính ra tổng lợi nhuận.

Trường hợp chứng quyền có lãi, giá của nó cũng tăng lên thì nhiều người thắc mắc là đem bán chứng quyền đi. Hay là đợi đến ngày đáo hạn mới nhận chênh lệch.

Để có thể trả lời chính xác câu hỏi này, chúng ta cùng xét một ví dụ như sau để so sánh trường hợp nhận được nhiều lợi nhuận hơn từ chứng quyền là gì.

Ví dụ minh họa

Chứng quyền của CFPT2201 có những thông tin giả thiết như sau:

  • Giá dùng để phát hành chứng quyền là: 2.500 đồng.
  • Giá thực hiện là: 25.000 đồng/cp.
  • Giá của cổ phiếu FPT hiện tại là: 30.000 đồng.
  • Giá chứng quyền hiện tại là: 5.000 đồng.
  • Tổng số tiền đầu tư: 25.000.000 đồng (áp dụng đối với 10.000 chứng quyền).

– Bạn đợi đến ngày đáo hạn, phần lợi nhuận thu về được tính theo công thức= (30.000 – 25.000)*10.000 = 50.000.000 đồng.

– Nếu bán luôn chứng quyền mua mà không cần chờ đến ngày đáo hạn, lợi nhuận sẽ là: (5000 – 2500)*10.000 = 25.000.000 đồng.

Nếu bạn giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn trong trường hợp này thì sẽ nhận được số lợi nhuận gấp đôi.  Tuy nhiên, nếu như giá chứng quyền nhảy vọt lên đến 10.000đ thì bán chứng quyền trước thời điểm đáo hạn là quyết định hợp lý.

Đó là lý do vì sao không có câu trả lời chắc chắn nào dành cho câu hỏi này. Bởi vì trên thực tế, thị trường luôn có những biến động liên tục. Sự chênh lệch giữa giá chứng quyền và giá cổ phiếu hiện tại sẽ quyết định phần lợi nhuận thu về của bạn. Vì vậy, hãy sáng suốt khi đưa ra những quyết định bán phần chứng quyền sở hữu. Một cách đơn giản nhất, bạn có thể đặt một mức kỳ vọng nhất định và hãy bán chứng quyền này khi lợi nhuận đã đạt được đến mức kỳ vọng.

Xác định thời gian đáo hạn là lúc nào

Đó là ngày cuối cùng cho phép chủ sở hữu CW thực hiện chứng quyền. Thời hạn sẽ dao động từ 3 tháng – 24 tháng sau phát hành. Thời gian đáo hạn được đặt ra bởi công ty phát hành, dựa vào chiến lược phân bổ của riêng mình.

Kết luận

Để kết luận lại vấn đề về chứng quyền là gì cùng với những yếu tố chính của nó, tôi sẽ đem đến phần lưu ý khi tham gia vào chứng khoán phái sinh này, mọi người nên note lại thuận tiện cho quá trình sở hữu và giao dịch CW về sau:

  • Bản chất của chứng quyền chính là hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu. Nếu như bạn dự đoán rằng trong tương lai giá cổ phiếu sẽ tăng, hãy mua chứng quyền thay vì tốn một số tiền lớn sở hữu cổ phiếu.
  • Có thể chốt lời chứng quyền giống với chứng khoán cơ sở. Trường hợp lợi nhuận đạt đến 30% hoàn toàn có thể chốt lời luôn. Tránh trường hợp bạn giữ đến ngày đáo hạn với thời gian rủi ro kéo dài.
  • Để biết một cổ phiếu có nên mua chứng quyền hay không, hãy để ý đến giá hoà vốn. Nếu tính toán đạt con số vượt mức hòa vốn, hãy quyết định sở hữu chứng quyền mua.
  • Giao dịch chứng quyền sẽ không được dùng Margin.
  • Chứng quyền sẽ có vòng đời ngắn ngủi (ở Việt Nam kéo dài khoảng 9 tháng), các trader nên bám sát những thay đổi trên thị trường để đưa ra các quyết định hợp lý.
  • Chứng quyền có tính thanh khoản tương đối thấp khiến cho trader dễ rơi vào thế bị động. Vì vậy nó rất dễ bị tác động bởi những ý đồ xấu từ bên ngoài điều khiển giá của CW, nhà đầu tư nên cẩn thận

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

1 thoughts on “Chứng quyền là gì? Cách đầu tư chứng quyền cho người mới A-Z

  1. Pingback: Chứng quyền là gì? Cách đầu tư chứng quyền cho người mới A-Z – Trần Lê Thị Thúy Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto