Full margin là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát Full margin

Full Margin là gì? Full Margin là một trạng thái không một trader nào muốn gặp phải trong quá trình giao dịch trên thị trường. Bởi nó có thể khiến bạn bị cháy tài khoản bất cứ lúc nào. Cảnh báo này thực sự nguy hiểm đối với tài khoản của bạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng sẽ trải qua cảm giác “êm đềm” trong thị trường chứng khoán. Điều đó không thể nào, vậy nên bạn cần phải trang bị cho mình các kiến thức đủ tốt trước khi bước vào thị trường. Nhất là những người có tham vọng sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ thu về mức lợi nhuận khổng lồ thì lại càng phải đọc qua bài viết bên dưới.

Tổng quan về Full margin là gì?

Full Margin còn gọi là trạng thái trader thực hiện vay ký quỹ ở mức tối đa. Full Margin sẽ xuất hiện nếu như Margin đã được sử dụng vượt quá con số ký quỹ ở trong tài khoản. Lúc này trader rơi vào trạng thái nguy hiểm, bất cứ lúc nào họ cũng có thể đối mặt với thông báo “Call margin”. Là thời điểm mà trader cần nạp thêm tiền vào tài khoản để giữ các vị thế đang mở hiện tại. Ngược lại, các vị thế này sẽ đóng tự động đóng để đưa các lệnh giao dịch trở về mức ký quỹ cho phép.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Margin, vui lòng đọc thêm bài viết: Sử dụng Margin trong đầu tư chứng khoán

Ví dụ về trường hợp Full margin là gì, chúng ta sẽ xét trường hợp bên dưới:

Ví dụ về Full margin là gì?
Ví dụ về Full margin là gì?
  • Margin level (tính ở thời điểm vào lệnh) = tài sản/tiền ký quỹ đã sử dụng = $10000/$4450 * 100%= 224%
  • Mức Margin level sử dụng ban đầu >200%, mức này được xem là khá an toàn.
  • Margin level <=100% là thời điểm tài khoản đạt ngưỡng Full Margin.

Tỷ giá của cặp EUR/USD giảm từ 1.3350$ đến 1.2800$ => Số tiền ký quỹ tăng lên  $10000 => Full margin xảy ra ngay lập tức. Không có bất kỳ lệnh nào được thực hiện hợp lệ tiếp theo nữa.

Trong trường hợp Margin level giảm đến mức thấp hơn giới hạn của Margin call. Giới hạn này thường nằm trong khoảng 30% – 50%, lúc này broker sẽ đóng tất cả các lệnh của trader. Tình trạng này gọi với cái tên là Stop Out.

Full Margin xảy ra như thế nào?

Trạng thái Full margin diễn ra cụ thể như phân tích chi tiết sau đây:

Thuật lại diễn biến xảy ra Full margin
Thuật lại diễn biến xảy ra Full margin

Khoản vay rơi bằng ngưỡng Full margin

Khi khoản vay chạm ngưỡng Full margin, thị trường cổ phiếu diễn ra trạng thái sideway (ít biến động) trong khoảng 2 đến 3 phiên giao dịch. Lúc này, các trader sử dụng Margin để mua cổ phiếu giá cao bắt đầu lo lắng. Nếu tiếp tục 1-2 phiên giao dịch nữa mà giá vẫn đình trệ không tăng sẽ dẫn đến quyết định bán.

Số tiền từ Margin sàn thu được quyết định mức độ tăng của cổ phiếu

Trường hợp thông thường, cổ phiếu bán ra nhiều sẽ làm cung lớn hơn cầu => giá bị giảm. Dẫu vậy, sức áp đảo của người bán cũng không làm cổ phiếu giảm “vèo” ngay lập tức. Mà mức giá này thay đổi từ từ trong khoảng 5%/giá trị cổ phiếu. Khi trader bán ra là thời điểm mà các công ty chứng khoán thu về Margin. Sau đó dùng số tiền này để cho những trader có nhu cầu mua vào vay lại. Chính nó làm cho giá cổ phiếu tăng lên, tuy nhiên không cao quá 5%. Bởi mức vay của trader cũng có thể đạt đến Full Margin mà thôi. Thời gian để xảy ra tất cả điều này kéo dài trong khoảng 10 – 15 phiên giao dịch.

Mức giá cổ phiếu đẩy lên khi nào?

Mức giá lúc này lại chững lại, trader tiếp tục bán mạnh tay hơn làm giá cổ phiếu giảm sâu xuống 10%. Các sàn chứng khoán lại tiếp tục thu về Margin từ các trader này. Đổi lại cho vay Margin ở những trader có nhu cầu mua cổ phiếu vào. Đây là thời điểm trader ý thức việc sử dụng Margin đang trở nên nguy hiểm. Họ cho rằng giá đã giảm sâu như vậy sẽ rất khó để phục hồi. Giá của cổ phiếu tiếp tục bị đẩy xuống xu hướng giảm. Mức giá chỉ được đẩy tăng trở lại nếu có thông tin về một tổ chức/DN uy tín bất kỳ mua số lượng lớn cổ phiếu này.

Nếu điều này không xảy ra, cổ phiếu tiếp tục bị hạ tiếp một lần nữa trong khoảng dao động khoảng 10-20% sau khi thị trường chạm ngưỡng Full Margin.

** Như đã nhắc ở trên, các trader có tài khoản chạm ngưỡng Full Margin thì tài khoản này sẽ không thể nào đặt thêm bất cứ một lệnh nào khác. Trạng thái lệnh chỉ được khôi phục khi thị trường đảo chiều, cổ phiếu tăng ngược trở lại.

Nhận biết dấu hiệu Full margin

Dù bạn có thể phân tích diễn biến của Full margin xảy ra như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế không tồn tại ngưỡng Full margin bởi nó không hề được quy định chính thức. Vì vậy, trader phải tự mình tự kiểm chứng các dấu hiệu trong quá trình thực hiện các giao dịch cổ phiếu.

  • Một tip được sử dụng nhiều nhất là thử nghiệm các mức đòn bẩy cho đến khi đạt đến mức ký quỹ tối đa. Tiếp tục tính toán các lệnh thực hiện có vượt quá số tiền ký quỹ trong tài khoản hay không; để xác định mức Full margin là gì.
  • Một tip nữa là bạn có thể tham khảo các thông tin từ những trader thân thiết được tạo lập trên diễn đàn.

Vấn đề full margin không nên bị ngó lơ, nếu bạn mua cổ phiếu ở trạng thái full margin rất rắc rối. Khi giá đã đạt đỉnh lại chẳng thể cắt lỗ hay thu lời nhanh => rất dễ cháy tài khoản.

Tìm hiểu ưu & nhược điểm của Full margin là gì?

Để sử dụng tốt một phương thức giao dịch; bạn cần phải nắm bắt thật chính xác các ưu và nhược điểm riêng biệt của nó. Trong thông tin bên dưới tôi cũng sẽ phân tích cho bạn những thiệt hơn khi sử dụng Full margin là gì. Để từ đó bạn có thể lựa chọn cho mình chiến lược Margin phù hợp với nhu cầu và khả năng giao dịch của bản thân.

Tìm hiểu ưu & nhược điểm của Full margin
Tìm hiểu ưu & nhược điểm của Full margin

Ưu điểm của Full margin là gì?

  • Với ký quỹ nhỏ có thể giao dịch khối lượng lớn

So với số tiền ký quỹ ban đầu, trader có thể thực hiện các lệnh giá trị lớn hơn. Nó sẽ có giá trị đối với những trader không có nhiều vốn. Nhưng lại có nền tảng kinh nghiệm và kiến thức đủ tốt để giao dịch thu lợi nhuận.

  • Rất thích hợp cho các giao dịch ngắn

Các trader giao dịch ngắn như scalping, day trading…. Margin mang đến hiệu quả rõ rệt. Giá cả sẽ không có khả năng biến động nhiều ở trong khung thời gian ngắn hạn. Lúc này các giao dịch ký quỹ sẽ giúp trader có thể tận dụng nguồn vốn cũng như khuếch đại hóa các lợi nhuận.

Nhược điểm của Full margin là gì?

Bên cạnh những mặt tích cực tất nhiên không thể thiếu những nhược điểm khi sử dụng Full margin. Mức đòn bẩy càng lớn tương đương với tỷ lệ rủi ro càng cao. Có thể việc cháy tài khoản là việc của sớm muộn mà thôi. Các rủi ro cụ thể cơ bản khi vận dụng Full Margin là gì sẽ được phân tích trong thông tin bên dưới:

  • Tăng tỷ lệ chịu thua lỗ lên cao

Khi lệnh thực hiện đi đúng với kỳ vọng thì đòn bẩy sẽ là công cụ khuếch đại lợi nhuận vô cùng hữu ích. Ngược lại, lúc giá biến đổi sai hướng cũng là thời điểm số tiền trong tài khoản của trader giảm xuống một cách nhanh chóng.

  • Cháy tài khoản rất nhanh

Nếu không có chiến lược đầu tư hợp lý, margin có thể làm cháy tài khoản của bạn. Với một sự biến động mạnh mẽ ở trong khoảng thời gian ngắn hạn. Điều này cũng có thể biến lệnh (+) thành lệnh (-). Sau đó là tài khoản chạm ngưỡng Full margin và cháy nhanh chóng.

Làm thế nào để tránh tình trạng Full margin?

Các trader thực hiện Full margin luôn ở trong tư thế “sẵn sàng sống mái, được ăn cả không được mất trắng”. Đó là khi bạn chưa thực sự hiểu quan điểm của người thành công trong đầu tư tài chính – không bao giờ để mất tất cả tiền. Vậy nên những người sử dụng đòn bẩy tài chính luôn cần quản trị rủi ro tài khoản của mình thật tốt. Thật may, sẽ luôn có phương pháp trong mọi tình huống, dù nó có tồi tệ thế nào đi chăng nữa. Vậy nên các phương pháp tránh tình trạng Full margin dưới đây đi vọng giúp ích được cho bạn.

Tiền mặt và cổ phiếu phải được giữ với tỷ lệ thích hợp trong tài khoản

Tránh Full margin và nhận những Call margin, nhà đầu tư nên cân đối giữa hai yếu tố là tiền mặt và cổ phiếu. Khi giữ được mức độ cân bằng của tiền ký quỹ và công cụ tài chính. Đây là thời điểm mà bạn có thể nhanh tay mua phiếu đang được điều chỉnh mạnh. Nói đơn giản hơn, nó giống với việc bạn săn sale sẽ hiệu quả hơn nếu bên mình đang có sẵn tiền để làm điều đó, cụ thể:

  • Lúc thị trường tăng: Tỷ lệ tiền ký quỹ và cổ phiếu: 30/70. Lúc này, tiền mặt tương ứng là 30% tài khoản – cổ phiếu tương ứng là 70% tài khoản. Dẫu vậy, đầu tư là linh động, bạn có thể điều chỉnh thích hợp nhất với nhu cầu của mình.
  • Lúc thị trường giảm: Tỷ lệ tiền ký quỹ và cổ phiếu: 70/30 or 80/20. Đây là thời điểm thị trường biến động mạnh mẽ; việc giữ tiền ký quỹ ở mức cao làm giảm thiểu các rủi ro; của những cuộc gọi Call margin thời điểm cổ phiếu rớt mạnh.

Đa dạng hóa các hạng mục đầu tư

Chúng ta sẽ dùng câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư cổ phiếu đại tài Warren Buffett “Không nên dồn hết trứng vào một giỏ” để biểu thị cho ý nghĩa này. Các quỹ của bạn nên được chia làm nhiều loại khác nhau. Điều này giảm thiểu tối đa mức thua lỗ đậm đối với bất cứ một loại cổ phiếu nào; nếu thực tế đi ngược quá xa so với kỳ vọng.

Tuân thủ tốt nguyên tắc cắt lỗ

Đây là điều đơn giản nhất, nhưng khi thực hiện nó lại trở thành điều khó khăn nhất. Các trader luôn có niềm tin mãnh liệt rằng các cổ phiếu mà mình đầu tư sẽ tăng mạnh mẽ ở trong một thời điểm không xác định nào đó trong tương lai. Đây chính là lý do mà họ giữ khư khư các cổ phiếu đang “tụt dốc không phanh“. Điều duy nhất họ làm trong tình huống này là giương mắt nhìn cổ phiếu của mình cứ thế bị giảm giá từng ngày, từng ngày một.

Đừng đu đỉnh! - Hãy tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ
Đừng đu đỉnh! – Hãy tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ

Vì vậy, hãy luôn đặt ra mức cắt lỗ và tuân thủ tốt nguyên tắc cắt lỗ một cách đúng đắn nhất. Mức cắt lỗ này có thể phụ thuộc vào kỳ vọng lợi nhuận hoặc mức độ chịu đựng rủi ro của bạn. Không có bất cứ một mức cắt lỗ cụ thể nào được nêu ra trong bài viết này. Bởi tôi không hề biết bạn “chịu chơi” đến mức độ nào. Vậy nên câu trả lời bạn hãy tự nghiêm túc hỏi bản thân nhé!

Kết luận về Full margin là gì?

Những thông tin ở trên đã kết thúc vấn đề tìm hiểu Full margin là gì và tất cả những yếu tố xung quanh công cụ hỗ trợ giao dịch này; dành cho thị trường chứng khoán nói riêng và các thị trường đầu tư tài chính khác nói chung. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể có góc nhìn toàn diện và đúng đắn về Margin. Sau đó lựa chọn cho mình một mức Margin trong đầu tư chứng khoán phù hợp để tránh gặp phải trường hợp Full Margin dễ gây cháy tài khoản đáng tiếc trong quá trình giao dịch.

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

2 thoughts on “Full margin là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát Full margin

  1. Pingback: Full margin là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách kiểm soát Full margin – Trần Lê Thị Thúy Phương

  2. Pingback: Full margin là gì? Dấu hiệu nhận ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto