Biểu đồ nến Nhật là gì? Phân tích cấu tạo và cách đọc nến Nhật từ A-Z

Dù là tay mơ trên thị trường hay là người đã lăn lộn ở thị trường đầu tư forex, chứng khoán, tiền điện tử,.. nhiều năm, chắc hẳn bạn đã nghe qua những cái tên: biểu đồ nến Nhật, mô hình nến Nhật, nến Nhật,.. một vài lần, thậm chí là rất nhiều lần. Ở trên các biểu đồ phân tích giá chuyển động của thị trường, bạn cũng đã nhiều lần nhìn thấy hình ảnh của biểu đồ nến Nhật. Dần dà, nó trở thành đại diện khó chối bỏ của thị trường này mỗi khi một ai đó muốn gợi nhớ đến.

Trong bài viết này tôi sẽ lần lượt đi từ khái niệm đến các mô hình cơ bản và dễ gặp nhất của biểu đồ nến Nhật. Đừng bỏ qua bất cứ thông tin nào, bạn muốn đầu tư thành công, chi ít cũng cần hiểu những yếu tố cốt lõi nhất. Thậm chí là thuộc lòng, chỉ cần nhìn vào là có thể ngay lập tức đánh giá thị trường. Lúc này mới là thời điểm bạn nên thực chiến hoặc đầu tư nhiều tiền hơn vào nó.

Một nền tảng phân tích mô hình nến Nhật chuẩn chỉnh trader Việt ưa chuộng: Vntradingview 

Biểu đồ nến Nhật là gì?

Biểu đồ nến Nhật (có tên tiếng anh gọi là Japanese candlestick pattern), không dừng lại ở đó, nó còn được gọi với vô số cái tên không trùng lặp: nến Nhật, nến cây, mô hình nến Nhật, biểu đồ nến….biểu đồ nến Nhật còn được biết đến là loại biểu đồ tài chính. Dùng để mô tả những chuyển động giá một loại tài sản nhất định. Tài sản đó có thể là: chứng khoán, tiền điện tử, tiền tệ, hàng hóa…

Hình ảnh biểu đồ nến Nhật
Hình ảnh biểu đồ nến Nhật

Biểu đồ nến Nhật biểu thị cho mọi khung thời gian. Có thể dao động từ một năm, một tháng, một tuần cho đến một ngày,  một phút…Thông qua mô hình nến này, trader nhận biết mức giá dùng để mở phiên, giá chốt phiên hoặc giá cao nhất lẫn giá thấp nhất ở trong một phiên giao dịch.

Biểu đồ nến Nhật xuất phát từ đâu?

Sau thông tin biểu đồ nến Nhật là gì, nhiều người sẽ tò mò về nguồn gốc nó bắt đầu. Biểu đồ này được tạo nên bởi một thương nhân Nhật Bản vào thế kỷ XVIII. Thương nhân này mang tên là Munehisa Homma. Ông Munehisa Homma đã sử dụng đồ thị cây nến áp dụng vào giá gạo tại Nhật Bản trong nhiều năm. Dùng nó để tiến hành phân tích tình hình các yếu tố kinh tế, thời tiết, cùng với chính sách của nhà nước. Để từ đó tìm ra quy luật chuẩn chỉnh nhất của biến động giá gạo. Đây cũng lý do mà có thời điểm Munehisa Homma kiểm soát hầu như toàn bộ thị trường Nhật Bản. Cùng với kế hoạch thực hiện chiến lược đầu cơ cho riêng mình.

Tất nhiên, chính vì điều này mà đồ thị nến của ông ấy trở nên phổ biến rộng rãi. Biểu đồ nến Nhật được giới thiệu sâu rộng ở nhiều quốc gia phương Tây. Được hưởng ứng và trở nên vận dụng rộng rãi đến thời điểm hiện tại.

Hiện nay, các trader giao dịch trên thị trường bằng phân tích kỹ thuật thường dùng mô hình nến Nhật. Nó được xem như là một công cụ cơ bản nhất để có thể phân tích. Cũng như thực hiện kết hợp cùng nhiều chỉ báo khác nữa và đưa ra quyết định giao dịch cụ thể.

Hướng dẫn cách đọc hiểu biểu đồ nến Nhật từ A-Z

Để nắm bắt chính xác biểu đồ nến Nhật là gì cùng với cách sử dụng của nó, bạn phải nằm lòng cấu tạo của biểu đồ nến này đọc cụ thế như thế nào.

Cách đọc hiểu biểu đồ nến Nhật từ A-Z
Cách đọc hiểu biểu đồ nến Nhật từ A-Z

Màu sắc thân nến

Nến Nhật lúc này có thể có màu xanh và đỏ (được thay thành màu trắng và đen ở một số biểu đồ). Nếu dựa vào màu sắc, chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra nhận định

  • Nến tăng giá: Khi giá đóng cửa > giá mở cửa thì thân nến sẽ mang sắc xanh (hoặc trắng)
  • Nến giảm giá: Khi gá đóng cửa < giá mở cửa thì thân nến sẽ có mang sắc đỏ (hoặc đen)

Tổng chiều dài nến

Nến càng dài, thị trường càng biến động mạnh
Nến càng dài, thị trường càng biến động mạnh

Tổng chiều dài nến sẽ được tính từ đáy cho đến đỉnh của toàn bộ cây nến. Nó sẽ bao gồm cả thân cùng với bóng nến. Chiều dài của nến là cơ sở cho biết biến động của giá diễn ra thế nào ở trong phiên giao dịch. Nếu như nến càng dài, thị trường biến động càng lớn. Nếu nến có chiều dài khá ngắn sẽ biểu hiện cho thị trường đang khá yên tĩnh.

Thân nến

Thân nến chính là phần hình chữ nhật, nó mang màu xanh hoặc đỏ (có thể là màu trắng hoặc đen). Khoảng cách có sự chênh lệch giữa giá mở cửa cùng với giá đóng cửa được gọi là độ dài của thân nến.

  • Thân nến mang màu xanh: biểu hiện cho lượng mua > lượng bán, giá có xu hướng tăng. Thân nến càng dài thì sức mua trên thị trường càng lớn.
  • Thân nến mang màu đỏ: biểu hiện cho lượng bán > lượng mua, giá lúc này có xu hướng giám. Thân nến càng dài thì sức bán trên thị trường càng lớn.

Bóng nến

Bóng nến (còn gọi là râu nến) đó là một đường thẳng nhỏ nằm nhô lên ở phía trên hoặc là phía dưới thân nến. Nó thể hiện cho mức giá thấp nhất cùng với mức giá cao nhất ở trong kỳ giao dịch. Thời gian tính từ lúc mở cửa cho đến lúc đóng cửa.

  • Bóng nến ở phía trên là thời điểm tăng giá ở trên thị trường. Bên mua đang mua nhiều làm cho giá trên thị trường bị đẩy lên cao. Tuy nhiên vì sức bán cũng không nhỏ nên giá lại bị đẩy xuống dưới. Bóng nến ở phía trên dài là cơ sở của lực bán càng mạnh.
  • Bóng nến ở phía dưới là thời điểm giảm giá ở trên thị trường. Điều này chứng tỏ cho sức bán quá nhiều khiến cho giá bị tụt xuống nhanh. Bởi vì lực mua tăng cao nên khiến cho giá lại tăng lên. Bóng nến ở phía dưới càng dài chứng tỏ cho lực mua càng mạnh.

Một cây nến Nhật sẽ được cấu thành từ hai bộ phận là bóng nến và thân nến. Cả hai phần này đều mô phỏng các hành động về giá trên thị trường. Trong vấn đề phân tích nến nhật, bạn sẽ dựa vào hình dạng cũng như vị trí chúng đứng cạnh nhau. Sau đó tiến đến phân tích tâm lý cũng như hành vi của các trader ở trên thị trường.

Biểu đồ nến Nhật sẽ thể hiện cuộc chiến trên thương trường giữa người mua và người bán ở trong khoảng thời gian xác định.

Các biểu đồ nến Nhật phổ biến

Dưới đây sẽ là bảng liệt kê những mô hình nến Nhật được sử dụng phổ biến nhất ở trên thị trường.

Tên gọi Đặc điểm Tiếp tục hay sẽ đảo chiều

Tiêu chuẩn

Là một loại nến đơn, thân nến cùng với bóng nến có sự cân xứng với nhau. Có thể tiếp tục hoặc đảo chiều

Marubozu

Là một loại nến đơn. Nó chỉ có thân, không thấy có bóng nến (có thì cũng rất ngắn) Tiếp tục

Nến Hammer

Là một loại nến đơn, nó không có bóng nến ở phía trên (hoặc là bóng rất ngắn), bóng ở phía dưới rất dài. Nến này xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm. Đảo chiều

Nến Inverted Hammer

Là một loại nến đơn, nó không có bóng nến ở phía dưới (hoặc có thì cũng rất ngắn), phần bóng nến ở phía trên rất dài. Nến này xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm. Đảo chiều

Spinning Tops

Là một loại nến đơn, có thân nến nhỏ, mỏng, còn có bóng nến ở hai đầu rất dài. Có thể tiếp tục hoặc đảo chiều

Nến Doji

Nến này không có thân nến (lúc đó giá đóng cửa cũng như mở cửa bằng nhau) Có thể tiếp tục hoặc đảo chiều

Shooting Star

Nhìn giống với hình dạng của nến Inverted Hammer, tuy nhiên nó sẽ xuất hiện cuối xu hướng tăng. Đảo chiều

Hanging Man

Giống với nến hammer, nhưng lại xuất hiện ở cuối của xu hướng tăng. Đảo chiều

Bullish Engulfing

Có hình dạng của nến đôi, cây nến thứ 1 có màu đỏ và rất nhỏ. Cây nến thứ 2 lại có màu xanh, to, nó bao trùm lên cây nến 1. Đảo chiều

Bearish Engulfing

Có hình dạng của nến đôi. Cây nến thứ 1 mang màu xanh, kích thước rất nhỏ. Cây thứ 2 lại có màu đỏ, to, nó sẽ bao trùm lên cây nến 1. Đảo chiều

Bullish Harami

Đây là một loại nến đôi, cây nến thứ 1 mang màu đỏ, dài. Cây thứ 2 mang màu xanh, nhỏ, sẽ nằm gọn ở trong thân nến 1. Có thể tiếp tục hoặc đảo chiều

Bearlish Harami

Đây là một loại nến đôi, có cây nến thứ 1 màu xanh, dài. Ngược lại cây thứ 2 lại mang màu đỏ, nhỏ, nó sẽ nằm gọn ở trong thân nến 1. Có thể tiếp tục hoặc đảo chiều

Nến Pin Bar

Là một loại nến đơn, thoạt nhìn trông giống nến hammer, Shooting Star…, tuy nhiên không nhất thiết nến này sẽ đảo chiều. Có thể tiếp tục hoặc đảo chiều

Nến Inside Bar

Là một loại đa nến, nó có cây nến mẹ đứng trước. Cùng với những cây nến con nằm ở trong lòng nó. Có thể tiếp tục hoặc đảo chiều

Nến đỉnh nhíp và Đáy nhíp

2 nến này có màu sắc trái ngược nhau, bóng nến lại mang kích thước bằng nhau. Đảo chiều

Morning Star

Có 3 cây nến: Cây 1 màu đỏ – dài, cây 2 ngắn (có thể là doji, hammer…), cây nến thứ 3 thân dài mang màu xanh. Đảo chiều

Evening star

Có 3 nến: Cây 1 mang màu xanh – dài, cây 2 có thân ngắn (có thể là doji, hammer…), cây 3 có thân dài mang màu đỏ. Đảo chiều

Three White Soldier

Có 3 nến màu xanh liên tiếp, phần bóng nhỏ. Giá mở cùng với đóng của nến sau sẽ dần cao hơn cây nến  phía trước. Đảo chiều

Three Black Crows

Có 3 nến màu đỏ liên tiếp, phần bóng nhỏ. Giá mở cùng với đóng của nến sau sẽ dần thấp hơn nến ở phía trước. Đảo chiều

Rising Three Methods

Có 3 cây nến đỏ liên tiếp cùng xuất hiện phía sau 1 cây nến xanh lớn. Tiếp tục

Falling three methods

Có 3 cây nến xanh liên tiếp cùng nhau xuất hiện phía sau 1 cây nến mang màu đỏ lớn. Tiếp tục

Piercing line

Cây nến 1 mang màu đỏ dài, nến 2 sẽ mang màu xanh dài. Giá đóng cửa của nến 2 sẽ cao hơn mức giữa thân nến 1. Đảo chiều

Dark cloud cover

Cây nến 1 mang xanh dài, nến 2 sẽ mang màu đỏ dài. Giá đóng cửa của nến 2 có kết quả cao hơn mức giữa của thân nến số 1. Đảo chiều

Kết luận về biểu đồ nến Nhật

Ưu và nhược điểm của nến Nhật
Ưu và nhược điểm của nến Nhật

Biểu đồ nến Nhật chính là một loại công cụ dùng để phân tích thị trường vô cùng hiệu quả và cũng như không thể thiếu của trader. Nó sẽ là tổng quan về bức tranh biến động giá ở trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy còn một vài hạn chế như có quá nhiều mô hình khác nhau, khung thời gian phân tích càng nhỏ thì lượng thông tin càng bị nhiễu, chỉ đại diện cho thông tin, không đại diện rõ ràng cho xu hướng. Dẫu vậy, là bất cứ một trader nào trên thị trường, việc đọc hiểu tổng quan về mô hình nến này cùng với phân tích chi tiết một số mô hình nến dễ bắt gặp và phổ biến nhất như: Doji, Hammer,.. là điều vô cùng cần thiết để có thể chủ động trên thị trường. Cùng với việc dùng nó để kết hợp với những chỉ báo khác nhằm nâng cao kết quả giao dịch.

Bạn đang đọc bài viết: Biểu đồ/Mô hình nến Nhật

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto