Chỉ báo MACD là gì? Chi tiết cách sử dụng chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD là gì? Đây là một chỉ báo quan trọng nhà đầu tư cần chú ý và sử dụng thành thục trong forex. Là dấu hiệu cho sự biến động thị trường chuẩn bị diễn ra khá rõ ràng. Chỉ báo này có cấu tạo lẫn vận dụng khá phức tạp, không phải trader nào cũng đủ kiên nhẫn để tìm hiểu về điều đó. Tuy nhiên, William Arthur Ward đã từng nói: “Hãy học khi người khác ngủ, lao động khi người khác lười nhác,..”. Vì vậy, yếu tố bị người khác bỏ qua chính là cơ hội tỏa sáng của những người theo đuổi đến cùng. Hãy nghiêm túc tìm hiểu MACD, chắc chắn không quá khó khăn như bạn từng tưởng tượng, thử ngay nhé!

Bạn đang đọc bài viết: Chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD là gì?

Chỉ báo MACD được viết với cái tên đầy đủ Moving Average Convergence/ Divergence – dịch ra tiếng Việt là đường trung bình động hội tụ/phân kỳ. MACD được gọi là một trong các chỉ báo có thể xác định được giá trị mà nó tạo ra bởi 02 yếu tố gọi là hội tụ, phân kỳ. Chỉ số này cũng dùng để chỉ ra mức độ mạnh hoặc yếu và xu hướng của tiến trình thay đổi giá tăng hoặc giảm.

Chỉ báo MACD được Gerald Appel phát triển vào những năm 70 của thế kỷ XX. MACD đang được phân vào nhóm chỉ báo muộn, nó dựa vào thông tin xảy ra trước đó để định giá. Nhiều trader dựa vào phần chỉ báo này để làm cơ sở thực hiện đặt lệnh trong giao dịch forex.

Một chỉ báo cho thấy sức mạnh tổng thể của xu hướng thị trường: Chỉ báo ADX

Những thành phần trong chỉ báo MACD là gì?

Chỉ báo MACD cấu tạo gồm 04 phần không giống nhau, cụ thể như sau:

Thành phần trong chỉ báo MACD
Thành phần trong chỉ báo MACD
  • Đường MACD: Đường này đóng vai trò suy đoán xu hướng giá trong thị trường tăng hay là giảm. Đây là hiệu số được tính bởi 02 đường trung bình của hàm mũ (đường EMA).
  • Đường tín hiệu: Chính là EMA đường MACD, khi kết hợp 02 đường này với nhau sẽ góp phần tạo ra những tín hiệu đảo chiều vô cùng tiềm năng, giúp trader vào ra thị trường đơn giản.
  • Biểu đồ histogram: Đây là biểu đồ của sự hội tụ và phân kỳ, cũng là sự khác biệt của đường MACD so với đường tín hiệu.
  • Đường Zero:  Có nhiệm vụ là đường tham chiếu, nó có thể đánh giá độ mạnh của 01 xu hướng cụ thể.
    Công thức dùng để tính chỉ báo MACD

Để sử dụng chỉ báo MACD cần phải biết cách tính của nó, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau:

MACD = EMA 12 – EMA 26

Trong đó phân tích công thức trên thành:

  • EMA 12, EMA 26 được gọi là các đường trung bình động cho lũy thừa của chu kỳ 12 ngày hoặc 16 ngày.
  • Đường tín hiệu của MACD = Đường EMA.
  • Histogram = MACD – Đường tín hiệu.

Chỉ báo MACD có ý nghĩa gì?

Dưới đây sẽ là một số ý nghĩa chỉ báo MACD:

Đường MACD giao cùng đường tín hiệu chính là ước tính về mặt xu hướng giá

Chỉ báo MACD bao gồm 02 đường, đường màu xanh là MACD và đường màu đỏ là đường tín hiệu. Trader sẽ thường dựa vào 02 đường này để có thể bắt đầu phân tích kỹ thuật.

Trường hợp đường MACD giao nhau với đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên thể hiện giá sẽ tăng nhiều hơn mức hiện tại. Là thời điểm tốt mà các trader nên tích cực mua vào.

Trường hợp đường MACD vượt mặt đường tín hiệu từ trên đổ xuống là thể hiện cho giá đang trên đà giảm mạnh. Đây là thời điểm mà các trader nên thực hiện bán ra.

Phân tích yếu tố phân kỳ/hội tụ ở MACD giúp dự đoán diễn biến giá

Khi giá có chiều hướng đi lên, lúc này đường MACD sẽ đi lên và tương tự cho đi xuống. Mặt khác, cũng có ngoại lệ xảy ra, lúc này người ta gọi nó bằng cái tên hội tụ và phân kỳ.

  • Phân kỳ là tình huống 02 đường màu đỏ tiến ra xa nhau. Thời điểm này giá có chiều hướng đi lên, tuy nhiên MACD lại đi xuống. Ý nghĩa chỉ báo MACD lúc này là giá sẽ đảo chiều giảm trong tíc tắc. Trường hợp này trader nên bán cổ phiếu đang giữ.
  • Hội tụ là tình huống 02 đường màu xanh đi sát rạt nhau. Lúc này giá đi xuống tuy nhiên chỉ báo MACD lại đi lên. Ý nghĩa chỉ báo MACD lúc này là giá sẽ đảo chiều tăng trong tíc tắc. Để kiếm thêm lợi nhuận, các trader hãy thực hiện lệnh mua cổ phiếu.

Mách trader cách sử dụng chỉ báo MACD một cách hiệu quả

Không phải ai cũng có khả năng sử dụng chỉ báo MACD một cách hiệu quả. Hướng dẫn sau sẽ là “cứu tinh” của trader:

Thực hiện giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal

Đây là nguyên tắc giao dịch cơ bản nhất các trader dù là “tay mơ” cũng phải chớp lấy:

Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal
Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal

Khi đường MACD thực hiện cắt đường Signal ở hướng từ trên đi xuống cho thấy thị trường có khả năng giảm điểm. Nhà đầu tư thực hiện lệnh bán để cắt lỗ.

Bên cạnh đó, đường MACD thực hiện cắt đường Signal ở hướng từ dưới đi lên; cho thấy thị trường có khả năng tăng điểm. Nhà đầu tư thực hiện lệnh mua để đạt được lợi nhuận tốt.

Thực hiện giao dịch khi đường Histogram từ (-) chuyển sang (+) và ngược lại

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

  • Đường Histogram chuyển từ (-) sang (+). Lúc này thị trường chuyển từ màu đỏ qua màu xanh, thị trường đang trên đà tăng điểm. Lúc này nên tiến hành đặt lệnh mua.
  • Đường Histogram chuyển từ (+) sang (-). Lúc này thị trường chuyển từ xanh chuyển dần sang đỏ thì nên đặt lệnh bán.

Thực hiện giao dịch khi đường MACD từ (-) chuyển sang (+) và ngược lại

Trader cần tiến hành quan sát đường MACD lẫn trục 0.

  • Đường MACD thực hiện cắt trục 0 theo hướng từ dưới đi lên trên, thị trường bắt đầu tăng giá, trader nên đặt lệnh mua.
  • Đường MACD thực hiện cắt trục 0 theo hướng từ trên đi xuống dưới, thị trường có dấu hiệu chuẩn bị giảm điểm gần, trader nên đặt lệnh bán.

Sử dụng chỉ báo MACD vào hai khung thời gian

Ví dụ bạn đang ở khung thời gian là H4, lúc này bạn cần phải nhận biết thêm 01 khung thời gian > H4. Đồng thời nhận biết xu hướng khung thời gian đó, có thể gọi là khung D1.

Bước 1 – Nhận định xu hướng của khung D1

  • Nếu như đường MACD thực hiện cắt đường Signal thì lúc này xu hướng trong khung D1 chính là hướng lên. Trader truy tìm điểm BUY ở khung H4.
  • Nếu như đường MACD thực hiện cắt đường Signal theo chiều hướng hướng xuống phía dưới. Thì lúc này xu hướng trong khung D1 chính là xu hướng xuống. Trader truy tìm điểm SELL ở khung H4.

Bước 2 – Truy tìm điểm vào lệnh ở khung H4

  • Để có thể tìm điểm SELL, trader chờ cho đường MACD thực hiện cắt đi xuống đường Signal ở khung H4.
  • Để có thể tìm điểm BUY, trader chờ chính xác thời điểm đường MACD cắt lên đường Signal ở trên khung H4

Thực hiện giao dịch khi đường MACD tạo phân kỳ, hội tụ

Để sử dụng chỉ báo MACD chính xác trong trường hợp này bạn vào lệnh khi khớp cả 03 yếu tố sau:

Giao dịch khi đường MACD tạo phân kỳ, hội tụ
Giao dịch khi đường MACD tạo phân kỳ, hội tụ
  • Tại khung lớn bạn nhận biết xu hướng giá đang tăng hoặc giảm.
  • Tại khung nhỏ lúc này giá tạo ra phân kỳ hoặc là hội tụ.
  • Đường Histogram lúc này bắt đầu dịch chuyển từ (+) sang (–) và ngược lại.

Trên hình, giá ở khung lớn thời điểm này có xu hướng tăng. Tuy nhiên, xu hướng này không đủ để có thể tạo đỉnh. Nếu muốn nhận định được điểm vào lệnh; lúc này cần phải thông qua khung nhỏ hơn như H4 chẳng hạn.

Ở khung H4 phân kỳ được tạo ra lúc này khi tính tại điểm phân kỳ, đường Histogram đã đổi từ (+) sang (-) biểu hiện cho giá giảm sâu. Đây chính là thời cơ lý tưởng để tiến hành đặt lệnh mua.

Cách kết hợp mô hình nến đảo chiều với MACD là gì?

Ở một thời điểm, đồng EUR tăng không ngừng, điều này đã tạo các đáy lẫn các đỉnh cao nối tiếp nhau. Đây là thành quả của việc bên mua đẩy giá cao ngút. Nhưng bên bán có vị thế áp đảo bên mua. Lúc này, thị trường hình thành nên một cây nến Doji.

Ở tại vị trí khung nến doji này, chỉ báo MACD hình thành phân kỳ. Bên mua không thể tiếp tục đẩy giá lên cao thêm nữa. Sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả lúc này là đặt lệnh bán nếu xuất hiện 03 yếu tố:

  • Thị trường có xu hướng tăng ở trong khoảng thời gian rất dài
  • Phân kỳ diễn ra ngay tắp lự khi nến Doji được hình thành, trader có thể tiến hành đặt lệnh bán.
  • Xuất hiện đồng thời các nến đảo chiều tại vị trí đỉnh.

Kết hợp chỉ báo khác cùng với MACD là gì?

Kết hợp chỉ báo Stochastic với chỉ báo MACD là gì?
Kết hợp chỉ báo Stochastic với chỉ báo MACD

Công dụng của việc kết hợp nhiều chỉ báo cùng với MACD là gì? Chúng sẽ cùng nhau sẽ hỗ trợ các trader tìm ra thời điểm thị trường đảo chiều một cách chính xác. Ví dụ kết hợp chỉ báo Stochastic với chỉ báo MACD, lúc này sẽ tạo nên 02 đường trung bình động giúp tạo thành phân kỳ và hội tụ.

Kết luận

Trong bài viết này, các bạn đã được tìm hiểu về chỉ báo MACD là gì với các yếu tố như: thành phần, công thức tính, cách sử dụng hiệu quả, ý nghĩa chỉ báo MACD,..Tuy không quá đơn giản nhưng nếu vận dụng tốt kiến thức phân tích kỹ thuật nói chung và chỉ báo MACD nói riêng trong đầu tư forex sẽ làm cho phần lợi nhuận của bạn cách biệt với những trader còn lại. Bởi vì đầu tư forex không phải là một canh bạc mà bạn chỉ cần may mắn đã có thể thành công!

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto