WTC coin là gì? Dự án Waltonchain và tương lai WTC coin

WTC coin là đồng tiền chính thức của dự án Waltonchain. Đây là dự án được kết hợp bởi blockchain cùng với RFID (ứng dụng nhận dạng tần số vô tuyến) do hai nhà khoa học người Trung (Xu Fangcheng) và Hàn (Sang Hyuk) ấp ủ từ 2016. WTC coin trên thị trường hiện tại thu hút được rất nhiều sự quan tâm, dễ mua được khối lượng lớn bởi giá trị của đồng WTC không cao. Ngược lại diễn biến giá của đồng tiền không mấy đột phá là nỗi lăn tăn khiến các nhà đầu tư chưa muốn xuống tiền.

Vậy WTC coin là gì? Tiềm năng của dự án Waltonchain và tương lai giá đồng WTC sẽ như thế nào? Đầu tư vào đồng tiền này có phải là sự lựa chọn sáng suốt hay không? Cùng bỏ ra vài phút để tiếp nhận thông tin hữu ích được phân tích và cập nhật mới nhất dành cho bạn.

Tổng quan về dự án Waltonchain

Trong các yếu tố tổng quan dự án Waltonchain chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm, lịch sử hình thành và mục tiêu của dự án là gì.

Khái niệm Waltonchain

Dự án Waltonchain với mã token chính thức WTC coin được cho là đã đặt theo tên Charlie Walton – người phát minh ra nhận dạng tần số vô tuyến RFID (Radio Frequency Identification). Bởi Waltonchain được xây dựng từ ý tưởng kết hợp blockchain với công nghệ RFID. Công nghệ RFID phân tích một cách dễ hiểu là công nghệ giúp nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Các thành phần của công nghệ RFID là: thẻ RFID và đầu đọc. Công nghệ RFID ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: quản lý hàng tồn, hàng hóa siêu thị, hệ thống giao thông công cộng,..

Tổng quan về dự án Waltonchain
Thông tin tổng quan về dự án Waltonchain

Dự án Waltonchain là sự kết hợp giữa công nghệ RFID, blockchain và loT (Internet of Things) thúc đẩy tạo ra một hệ sinh thái kết nối phi tập trung có khả năng xác thực lẫn truy xuất nguồn gốc nhanh chóng thông qua việc chia sẻ, chuyển giao dữ liệu một cách minh bạch. Mạng lưới Waltonchain đem đến giải pháp cải thiện tốt nhất ngành công nghiệp quản lý chuỗi cung ứng.

Lịch sử hình thành dự án Waltonchain

Dự án Waltonchain được “thai nghén” từ 2016 nhưng đến 2018 thì mới chính thức ra mắt. Waltonchain Founder do một chuyên gia Hàn Quốc (Sang Hyuk) và một chuyên gia Trung Quốc (Xu Fangcheng) đảm nhận. Họ cùng với một nhóm chuyên gia về blockchain, Internet of Things và công nghệ RFID phát triển nên một dự án hoàn chỉnh mang tên Waltonchain.

Ban đầu số lượng thành viên của dự án chỉ gồm 50 người với cơ sở nghiên cứu đặt tại các địa điểm: Thâm Quyến, Quảng Châu, Tuyền Châu, Nam Kinh, Hạ Môn và Seoul. Đến thời điểm hiện tại, số nhà phát triển dự án WTC coin đã lên con số 200+ thành viên. Với 80%*200+ thành viên này đều là các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu trên thế giới.

Lợi thế cạnh tranh của dự án Waltonchain

Dự án Waltonchain được tạo ra với mục đích đưa xã hội chạm đến thời đại  “cuộc sống số” nhanh chóng và tin cậy thông qua blockchain. Dự án này được nhiều người ủng hộ và phát triển mạnh mẽ dựa vào những lợi thế cạnh tranh sau:

Tính bảo mật của Waltonchain vô cùng tốt

Waltonchain bắt đầu ở Walton Genesis Block sau đó đưa ra một số tính năng để: kiểm soát giao dịch, smart contract, thực hiện ẩn danh cùng quản lý tài sản,… ở hai dạng kiểm soát giao dịch cùng với quản lý subchain. Các Subchain của dự án có khả năng được hình thành từ bất cứ ai. Sub Chains còn có khả năng thực hiện cơ chế đồng thuận. Có thể từ đó gia tăng khả năng tính toán và giảm thiểu tỷ lệ thông tin bị mất cắp.

Dễ dàng xác minh nguồn gốc sản phẩm

Waltonchain sử dụng thuật toán đồng thuận như một phiên bản mới từ thuật toán. Thông qua bằng chứng cổ phần cùng một nền tảng phân tích trên các node hiện đại. Từ đó có thể xác định được nguồn gốc của giao dịch. Hàng giả, hàng nhái từ đó cũng được kiểm soát một cách triệt để.

Chú trọng vào quá trình “phi tập trung hóa”

Áp dụng công nghệ IoT sẽ góp phần giảm thiểu các giao dịch cần có sự xác thực từ nhà cung ứng dịch vụ. Cụ thể, dự án này có thời gian hình thành block chỉ trong vòng 1 phút. Trong đó, 1 blcock có thể tiến hành đến 225 giao dịch. WTC lúc này có nhiệm vụ như một sổ cái công cộng ghi nhận các giao dịch WTC và được cất giữ ở chúng tại các node trên mạng lưới.

Dự án Waltonchain giảm thiểu thấp nhất chi phí lao động

Vào thời điểm mỗi giao dịch được tiến hành tương ứng với một mức byte được trả bằng WTC coin (phí dùng mạng). Nút kế toán cài đặt mức phí nhỏ nhất cho giao dịch này. Ngược lại, nút giao dịch lại cài đặt mức phí cao nhất.

Vào thời điểm cả hai điều kiện đều được thỏa mãn, blockchain sẽ ghi nhận giao dịch. Nút kế toán đo lường khối vùng với xác định sự đồng thuận để nhận về phí byte. Các thẻ WTC coin làm nhiệm vụ thanh toán khoản phí trên. Các nút WTC sở hữu Walton Parent ghi nhận lại cổ tức thôgn qua quá trình phát triển chuỗi nhỏ. Với điều kiện số lượng chuỗi cùng những giao dịch tỷ lệ thuận với nhau cùng tăng lên.

Tìm hiểu về hệ sinh thái Waltonchain

Hệ sinh thái Waltonchain là một hệ sinh thái hoàn chỉnh về giá trị. Mức độ tin cậy cao, khả năng mở rộng lớn, có thể chuyển đổi đồng thời để Waltonchain phát triển thành một nền tảng thu thập dữ liệu tích hợp.

Một số ứng dụng từ hệ sinh thái Waltonchain là:

  • Hệ thống truy xuất nhanh chóng nguồn gốc thực phẩm
  • Hệ thống truy xuất nhanh chóng nguồn gốc quần áo
  • Cung cấp các dịch vụ tư vấn

Dự án xây dựng hệ sinh thái Waltonchain từ 5 bước cụ thể:

Xây dựng hệ sinh thái Waltonchain theo 5 bước
Xây dựng hệ sinh thái Waltonchain theo 5 bước
  • Lưu thông đồng WTC coin thông qua các hoạt động xây dựng, khởi chạy parent chain.
  • Lưu thông dữ liệu
  • Luân chuyển giá trị giữa parent chain và child chain
  • Cung cấp dịch vụ tùy chỉnh
  • Xây dựng hệ sinh thái Waltonchain bằng cách tích hợp parent chain và child chain.

Cấu trúc hoạt động của dự án Waltonchain

Để xây dựng hệ sinh thái Waltonchain tổng quan cần có sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của mỗi một bộ phận nhỏ riêng biệt trong hệ sinh thái. Mạng lưới dự án Waltonchain chủ yếu tập trung các yếu tố:

  • Mức độ đáng tin cậy của dữ liệu
  • Giá trị lưu thông của dữ liệu

Cấu trúc mạng Waltonchain bao gồm 6 layer:

Cấu trúc mạng Waltonchain
Cấu trúc mạng Waltonchain như thế nào?
  • Object Layer
  • Base Layer
  • Core Layer
  • Extension Layer
  • Service Layer
  • Application Layer

Phần cứng Object Layer

IoT bao gồm các giải pháp phần mềm dễ bị tấn công, bởi nó có thể bị giả mạo, dữ liệu có thể bị sửa đổi. Vì vậy dự án WTC coin đã mang đến giải pháp tuyệt vời bằng cách thiết kế và phát triển một chip RFID riêng biệt có khả năng tự xác minh dựa trên chữ ký + hash.

Phần cứng Object Layer dự án WTC coin
Cấu tạo phần cứng Object Layer

Phương pháp này có thể đảm bảo quy trình tiếp cận thông tin một cách chính xác và chống giả mạo. Reader-writer có thể đọc, ghi chip và được cung cấp một phần khả năng kiểm soát. Chip dùng để xử lý thiết bị full node là một SoC vô cùng mạnh mẽ. Những thành phần riêng biệt tạo ra thiết bị nắm giữ các chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và chạy các chương trình full node.

Parent Chain (Core Layer & Extension Layer)

Parent Chain giống tên gọi của mình là sự kết hợp giữa Core Layer cùng Extension Layer. Hệ sinh thái blockchain và IoT là sự kết hợp của các thành phần bị phân mảnh. Mục đích của mạng lưới WTC coin là thực hiện sứ mệnh kết nối dữ liệu. Dự án tích hợp cả phần cứng – mềm, smart contract và cơ chế đồng thuận *WPoC để tích hợp, lưu hành, xác thực và lưu trữ dữ liệu.

Sự kết hợp giữa Core Layer và Extension Layer
Sự kết hợp giữa Core Layer và Extension Layer

(*) WPoC (Waltonchain Proof of Contribution): cơ chế thiết yếu trong vấn đề duy trì sự phát triển hệ sinh thái dự án Waltonchain. WPoC bao gồm: Work (PoW), Proof of Stake (PoS) và Proof of Labor (PoL). Trong đó PoW và PoS được dùng để đảm bảo đặc tính duy nhất của parent chain. Ngược lại PoL lại là cơ chế đồng thuận khá mới mẻ sử dụng trong truyền đạt dữ liệu. Kết hợp trao đổi dữ liệu giữa: parent chain, child chain và node cross-child-chain trong mạng lưới WTC coin.

Smart Contract trong hệ sinh thái WTC –  WTC Ecosystem

Dự án Waltonchain thiết lập Data Pattern riêng biệt cho từng Smart Contract (hợp đồng thông minh) để thúc đẩy WTC coin events.

Smart Contract trong hệ sinh thái WTC coin
Smart Contract của hệ sinh thái WTC

Smart Contract trong dự án có thể được kế thừa, cũng có thể tái sử dụng thông qua một số thư viện Smart Contract được mạng lưới WTC coin thiết lập. Lúc này một nhà phát triển hoặc người dùng có tệp dữ liệu liên quan thì họ có thể tương tác giữa ứng dụng và các hệ thống child chain khác.

Chain Cluster

Cụm chuỗi (chain cluster) được cho là một dẫn xuất xuất hiện trong một hệ sinh thái chuỗi công khai lớn. Chuỗi này có thể chứa đựng vô số các chuỗi con thông qua cấu trúc phân cấp. Trong hệ sinh thái WTC coin thì các dữ liệu này được tạo ra từ các chuỗi con khác nhau vẫn có thể thực hiện: trao đổi, giao dịch, truy vấn,..

Cụm chuỗi lớn Chain cluster
Cụm chuỗi lớn Chain cluster

Các child chain khác nhau sẽ có sự giống nhau nhất định về yếu tố dữ liệu. Đó là lý do vì sao mà các cụm chuỗi sẽ được hình thành. Trong hệ sinh thái Waltonchain, các chuỗi này sẽ thực hiện chức năng tái tổ chức giá trị dữ liệu thứ cấp. Từ đó làm phong phú thêm trật tự trong hệ sinh thái Waltonchain.

Tổng quan về WTC coin

Trong thông tin tổng quan về WTC coin, hãy tìm hiểu WTC coin là gì, chức năng, thông tin cơ bản và cách thức phân bổ của WTC coin.

Tổng quan về WTC coin
Thông tin tổng quan về WTC coin

Khái niệm WTC coin

WTC coin là gì? WTC coin hay có tên gọi chính xác là WTC token –  là mã token chính thức của dự án Waltonchain được xây dựng theo tiêu chuẩn ERC -20.

Chức năng của WTC coin

Người nắm giữ WTC coin có thể sử dụng hoặc cung cấp các dịch vụ trên hệ sinh thái Waltonchain, cụ thể:

  • Quản trị: Người nắm giữ coin sẽ tham gia vào việc bỏ phiếu liên quan quan đến quản trị mạng lưới và phân bố tài nguyên mạng.
  • Stake coin: khóa lại một phần coin WTC để nhận về phần thưởng tương ứng. Phần thưởng này phụ thuộc vào số lượng và thời gian thực hiện stake coin.
  • Thanh toán phí gas: Đối với các giao dịch trong mạng lưới.
  • Thực thi các hợp đồng thông minh.

Thông tin cơ bản của WTC coin đến 16/10/2022

Một số thông tin cơ bản của WTC coin được cập nhật bên dưới sẽ thay đổi theo thời gian. Bạn có thể cập nhật lại thông tin của nó trên web: coinmarketcap.com. Ở thời điểm hiện tại vào 16/10/2022, WTC coin có một số thông tin cơ bản như sau:

  • Ký hiệu: WTC
  • Tiêu chuẩn token: ERC-20
  • Địa chỉ smart contract WTC coin: 0xb7cb1c96db6b22b0d3d9536e0108d062bd488f74
  • Nguồn cung tối đa: 100,000,000 WTC coin
  • Cung đang lưu hành: 81,069,413.28 WTC coin
  • Vốn hóa thị trường: $22,757,958
  • Giá: $0.2807

Phân bổ WTC coin trên thị trường

Tổng nguồn cung tối đa của WTC coin là 100,000,000 với số lượng phân bổ như sau:

  • Founder & các nhà phát triển khác: 30%
  • Các nhà đầu tư dự án: 40%
  • Phần thưởng & Airdrop: 30%

Phân tích giá WTC coin

Chúng ta sẽ cùng phân tích giá WTC coin qua từng giai đoạn từ 2017 -> nay để nắm bắt tình hình biến đổi trị giá của WTC coin qua các năm như thế nào (lấy số liệu từ web coinmarketcap.com để phân tích).

Video phân tích diễn biến giá WTC coin 2017 -> nay, mời bạn theo dõi:

Giá WTC coin năm 2017

WTC coin bắt đầu xuất hiện từ 30/08/2017 với mức giá $0.6354. Điều đáng nói, đây cũng chính là mức giá thấp nhất của WTC coin trong năm 2017. Điều này là tín hiệu tốt cho thấy 2017 là năm “ăn nên làm ra của WTC coin”. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy năm 2017 được xem là thời kỳ phát triển của đồng tiền này khi trị giá của nó không ngừng tăng lên.

Tuy có sự sụt giảm và không ổn định mức giá ở đầu kéo dài đến giữa tháng 10. Nhưng đây chính là bàn đạp giúp cho đồng tiền này tăng lên không ngừng sau đó kéo dài đến tận cuối năm. Trị giá lớn nhất của 2017 được ghi nhận vào 21/12/2017 với mức giá: $16.56.

Giá WTC coin năm 2018

Đây được cho là năm ghi lại thời khắc huy hoàng nhất của đồng WTC khi ghi nhận mức đỉnh giá cao nhất tính đến thời điểm hiện tại. Đó là ngày 27/01/2018 với mức giá $41.73. Tuy nhiên đây cũng chính là năm ghi nhận sự suy thoái rõ rệt trong trị giá WTC coin. Khi mức giá của đồng coin này liên tục xuống dốc đều đặn cho đến cuối năm 2018. Mức giá thấp nhất của WTC coin 2018 ghi nhận vào ngày 14/12/2018 với $0.8857 – rất gần với mức giá thấp nhất khi nó vừa mới ra mắt.

2018 cũng là năm đánh dấu cơn ác mộng về quá trình sụt giảm giá không hồi kết của WTC coin mãi cho đến sau này.

Giá WTC coin năm 2019

2019 là giai đoạn sau suy thoái của WTC coin với mức giá dao động không mấy rõ rệt trong cả năm. Không còn tăng trưởng quá tốt như 2017 hay lao dốc không phanh như 2018. Đó là lý do mà ai đầu tư WTC coin vào 2019 sẽ không có cảm giác thắng lợi nào rõ ràng. Điểm cộng là sẽ không bị biến động giá giảm như 2018 làm sụp đổ.

Mức giá 2019 ổn định trong khoảng giá cuối năm 2018. Dẫu vậy, để nhận xét cho chính xác thì nửa đầu năm 2019, WTC coin có mức giá tốt hơn vào nửa cuối năm 2019. Bạn có thể thấy, biểu đồ giá của nửa sau năm 2019 là một màu đỏ bắt mắt kéo dài

Giá WTC coin năm 2020

Năm 2020 là một trong hai năm ảm đạm nhất trong biểu đồ giá WTC coin. Bạn có thể nhận thấy giá WTC coin là một dải màu đỏ vô cùng chói lọi nối tiếp nhau trải dài cho đến đầu năm 2021.

Trong 2020 có 2 thời điểm giá màu xanh là 10/02/2020 và 21/08/2020. Hai thời điểm này giá có sự phát triển khác biệt một chút so với biểu đồ cả năm 2020. 21/08/2020 cũng là ngày ghi nhận mức giá cao nhất 2020 với $0.6445. Tuy nhiên,  hai điểm sáng này vẫn chưa đủ để xua đi thời kỳ tăm tối của đồng WTC coin vào khoảng thời gian này.

Giá WTC coin 2021

Năm 2021 được cho là năm khởi sắc trở lại sau chuỗi ngày ảm đạm kéo dài vào 2020. Giá đồng WTC tăng nhẹ trở lại được cho là kết quả của thời đại tiền điện tử lên ngôi. Không chỉ WTC coin mà rất nhiều đồng coin trên thế giới vào thời điểm này có sự tăng trưởng tốt, thậm chí là đột phá.

Năm 2021 của WTC coin chia làm hai giai đoạn sôi động kéo dài từ 02 cuối 06/2021, bình lặng và có dấu hiệu giảm xuống vào đầu 07 đến giữa tháng 08/2021. Từ sau nửa sau tháng 08/2021 trở đi giá của WTC coin lại bắt đầu mức độ tăng trưởng ổn định nhưng trị giá thấp hơn giai đoạn đầu năm. Ở đây chính ta có thể thấy hai đường giá màu xanh xen giữa một đường giữa màu đỏ rất rõ ràng trong năm 2021.

Có thể thấy 2021 là sự vực dậy không hề nhỏ ý chí của những người sở hữu WTC coin mà không vội bán đi vào 2020 –  thời kỳ suy thoái nhất của cả biểu đồ tính đến thời điểm 2021.

Giá WTC coin 2022

Từ 01- 03/01/2022 là những ngày đồ thị có mức giá xanh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại. Khi mà cơn sốt tiền điện tử chưa qua đi, có thể thấy mức giá WTC coin được duy trì một cách ổn định vô cùng nhịp nhàng với thời điểm cuối năm 2021. 03/01/2022 cũng chính là thời điểm có mức giá cao nhất trong 2022 tính đến thời điểm hiện tại vào 09/10/2022 với $0.2807.

Sau khoảng thời gian ngắn ngủi này bạn có thể thấy mức giá đồng WTC có sự tụt dốc đến mức giá còn đáng buồn hơn cả 2020. Ở 2022 chúng ta cũng ghi nhận được mức giá WTC coin thấp nhất trong lịch sử đồng tiền này vào 12/05/2022 với mức giá $0.1237.

Cho đến thời điểm hiện tại, mức giá của 2022 không có quá nhiều sự biến đổi so với tình hình đầu năm. Chúng ta chưa có một lần nào bức phá trị giá WTC coin > 1$. Dù cho chúng ta đã bước qua cuối quý III/2022.Trên biểu đồ vẫn là một đường biểu thị giá đỏ thẫm lên xuống liên tục nhưng không có sự cách biệt quá lớn. Liệu đồng WTC có cho chúng ta một tín hiệu bất ngờ hơn vào IV/2022 chăng?

Nhận xét tổng quan giá WTC coin qua các năm

Nhận xét tổng quan mức giá WTC coin qua các năm, có thể thấy:

  •  2017 là thời kỳ phát triển của dồng WTC.
  • 2018 là thời kỳ đỉnh cao dần suy thoái, ta ghi nhận được mức đỉnh giá $41.73.
  • 2019 là thời kỳ bình ổn giá sau sau thoái so với những gì ghi nhận được vào cuối năm 2018.
  • 2020 mức giá WTC coin vô cùng ảm đạm kéo dài cho đến đầu năm 2021.
  • 2021 có sự khởi sắc trở lại nhờ vào thị trường crypto được quan tâm rộng rãi.
  • Từ 2022 – nay đây là giai đoạn khó khăn của WTC coin không kém cạnh 2020. Khi chúng ta ghi nhận được mức giá thấp nhất lịch sử $0.1237.

*** Sự chênh lệch giữa mức đỉnh giá và mức đáy giá trong cả biểu đồ giá WTC coin là: 337.3 lần. Đây là sự chênh lệch không nhỏ nhưng nếu xét một cách bao quát hơn về các đồng coin khác trên thị trường thì đây là một mức chênh lệch có thể chấp nhận được.

Ưu và nhược điểm của WTC coin

Chúng ta sẽ cùng xem sét ưu nhược điểm của dự án Waltonchain để đưa ra một phán đoán toàn diện nhất về tiềm năng phát triển của WTC coin là gì trong tương lai.

Có nên đầu tư vào dự án đồng WTC coin không?
Có nên đầu tư vào dự án đồng WTC coin không?

Ưu điểm của WTC coin

– Sở hữu đội ngũ có kinh nghiệm: 80% đội ngũ phát triển dự án WTC coin là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực RFID, blockchain và loT. Bao gồm nhiều giáo sư liên kết với những trường đại học nổi tiếng tại Trung và Hàn.

– Nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà đầu tư, có thể kể đến các tổ chức: Kaltendin, Silictec, LalaBobo, SosoBTC,..

– Sở hữu các sản phẩm hữu hình: Dự án Waltonchain thực hiện sản phẩm hữu hình với chuỗi cung ứng hiện có. Ưu điểm là có thể áp dụng và kiểm tra kết quả ngay lập tức.

– Kết nối ngành công nghiệp: Dự án Waltonchain với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp quần áo Trung Quốc. Từ đó giúp cho dự án này thêm lý tưởng.

– Khả năng tương tác vô cùng tốt: Parent chain và child chain được thiết kế vô cùng thuận lợi cho việc truyền dữ liệu giữa các bên chuỗi với nhau.

– Cung WTC coin giới hạn: đồng WTC được giới hạn tối đa 100,000,000 WTC coin đảm bảo đồng tiền này được khống chế tốt và không ít bị lạm phát so với những đồng coin không giới hạn nguồn cung.

Nhược điểm của WTC coin

– Blockchain của dự án chưa được thử nghiệm: Blockchain của dự án chưa được phát triển một cách toàn diện. Hiện tại chỉ có một alpha được thử nghiệm bởi cộng đồng vào 11/2017.

– Giá WTC coin: Hiện tại, giá đồng WTC không quá nổi bật so với tiến trình phát triển của nó. Thậm chí 2022 còn ghi nhận mức giá thấp kỷ lục trong lịch sử đồng tiền này.

Có nên đầu tư vào WTC coin?

Để trả lời câu hỏi có nên đầu tư vào WTC coin hay không thì việc đưa ra kết luận từ xem xét ưu nhược điểm của WTC coin là chưa đủ. Bạn cần phân tích tiềm năng phát triển dự án tạo ra đồng coin đó – Waltonchain. Đây mới là yếu tố cốt lõi quyết định khả năng phát triển ổn định và vững chắc của WTC coin trong tương lai.

Dự án đã được triển khai của Waltonchain

Đầu tiên, dù chỉ mới đang trong giai đoạn 1.0 của dự án Waltonchain nhưng công nghệ RFID của Waltonchain đã được vận dụng trong Hệ thống quản lý chất thải thông minh tại Trung Quốc. Blockchain của Walton đang thực hiện nhiệm vụ giám sát chất thải nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tối ưu hóa tài nguyên sử dụng.

Các dự án sắp triển khai của Waltonchain

Bên cạnh đó, một vài dự án khác đang thảo luận hợp tác dựa trên công nghệ blockchain của Walton bao gồm:

  • Dự án Waltonchain xây dựng Chương trình xuyên eo biển nối giữa Trung Quốc và Đài Loan. Mục đích của dự án này là biến TP. Chương Châu thành Thung Lũng Silicon.
  • Dự án Waltonchain dự định hợp tác với Chính phủ Phúc Kiến hoàn thành chương trình “Đại dương Thông minh”. Dự án này áp dụng blockchain thúc đẩy xây dựng hậu cần và vận tải biển.
  • Dự án Waltonchain triển khai hợp tác “Khu phát triển Jiangu”. Nhằm áp dụng blockchain trong xây dựng các giải pháp để lọc không khí.

*** Tóm lại, dự án Waltonchain đang và sẽ vươn xa hơn trong tương lai với những dự án kết hợp blockchain Waltcoin thực tế và hữu ích. Các dự án này là chất liệu chủ yếu đảm bảo tiến trình mở rộng tính năng tiện ích và khả năng thanh khoản của WTC coin trên thị trường crypto. Tuy nhiên, điều đáng nói là phần nhiều các dự án này chỉ mới phát thảo. Road map của dự án mới đang ở giao đoạn 1.0 so với kế hoạch đã vạch ra. Vì vậy vẫn còn nhiều thời gian để đánh giá mức độ xứng đáng đầu tư của WTC coin.

Hướng dẫn cách sở hữu và lưu trữ đồng WTC

Có ba cách để sở hữu WTC coin:

  • Dùng máy đào để mine đồng WTC.
  • Mua trực tiếp WTC coin trên các sàn giao dịch.
  • Trở thành các nodes thực hiện đóng góp vào xử lý giao dịch sau đó nhận WTC coin.

Mua bán đồng WTC trên sàn nào là an toàn?

Đồng WTC là đồng coin khá phổ biến ở trên thị trường điện tử. Đó là lý do mà nó được rất nhiều sàn crypto khác nhau trên thị trường niêm yết. Bạn có thể lựa chọn nhiều sàn giao dịch được liệt kê bên dưới để tiến hành mua bán WTC coin.

Binance Latoken DragonEX Bithumb
Huobi Global Bitrue OKEx COSS
CoinPlace KuCoin Allbit HitBTC
Livecoin Coinnest CoinMex Crex24
Ethfinex Huobi Korea DDEX IDEX

Trong tất cả những sàn này thì Binance và LaToken chính là hai sàn sở hữu khối lượng WTC coin lớn nhất trên thị trường. Đây cũng là hai sàn mình khuyến khích mọi người sử dụng. Bởi Binance là sàn uy tín, sở hữu 85% tổng khối lượng giao dịch thị trường crypto. Đổi lại bạn nên sử dụng LaToken nếu có mục đích đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Nên mua WTC coin trên sàn Binance
Nên mua WTC coin trên sàn Binance

Lưu trữ WTC coin

Các cách lưu trữ đồng WTC là:

  • Ví nóng: WTC coin là token phát triển trên blockchain Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. Vì vậy bạn có thể tạo các ví ETH đang hỗ trợ ERC-20 trên thị trường. Một số loại ví ERC-20 phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như: ImToken, Metamask, MyEtherWallet (MEW),..
  • Ví lạnh: Trezor, Ledger..là các loại ví lạnh cực kỳ an toàn tuy nhiên bạn cần tốn phí để sở hữu chúng.
  • Ví của các sàn giao dịch niêm yết đồng WTC: Nếu thường xuyên thực hiện các giao dịch thì bạn có thể lưu trữ WTC coin trực tiếp tại các ví trên sàn lựa chọn mua bán WTC coin.

*** Lưu ý:  Trong 3 cách lưu trữ ở trên thì cách dùng ví lạnh được khuyên dùng nhất. Bởi đây là cách thức lưu trữ coin an toàn. Coin của bạn không cần lưu trữ trực tuyến, bạn hãy nhớ, cái gì lưu trữ cần mạng trực tuyến thì đều sẽ có nguy cơ bị hack.

Một đồng tiền tiềm năng có thể bạn muốn tìm hiểu: Pond coin

Kết luận

Trong tiến trình phát triển của mình, dự án Waltonchain vẫn đang trong giai đoạn đầu. Blockchain chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến đồng WTC vẫn nằm trên mạng lưới Ethereum và chịu nhiều tác động từ thị trường.

Tuy nhiên với những ưu điểm đã được kể đến, các giai đoạn được lên kế hoạch rõ ràng cùng lợi thế cạnh tranh từ mục tiêu mà Waltonchain đã đặt ra. Tôi tin WTC coin sẽ đạt được trị giá đáng mong đợi hơn trong tương lai. Vậy nên sở hữu đồng tiền này vào thời điểm trị giá của nó chưa được coi trọng chắc chắn là một ưu thế không hề nhỏ. Cuối cùng, quyền quyết định cuối cùng thuộc về bạn, chúc bạn sáng suốt và thành công trong đầu tư.

Bạn đang đọc bài viết: Phân tích dự án Waltonchain và tương lai WTC coin 

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

2 thoughts on “WTC coin là gì? Dự án Waltonchain và tương lai WTC coin

  1. Pingback: WTC coin là gì? Dự án Walt...

  2. Pingback: Dự án Waltonchain và WTC coin có nên đầu tư? – Trần Lê Thị Thúy Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto