Tìm hiểu mọi thứ về tính thanh khoản của chứng khoán

Có thể bạn là một trader mới chơi chứng khoán và nghe nhiều đến tính thanh khoản của chứng khoán khi so sánh các sàn giao dịch nhưng vẫn mãi chưa hiểu rõ thuật ngữ này một cách tường tận. Từ đó bạn mông lung không biết liệu tính thanh khoản có thực sự quan trọng trong lĩnh vực đầu tư này hay không và có nên quan tâm đến tính thanh khoản của sàn trong quá trình lựa chọn sàn giao dịch. Vậy nên bài viết dưới đây vừa đúng lúc xuất hiện sẽ giúp bạn hoàn thành nốt phần kiến thức còn dở dang, cùng tôi tìm hiểu ngay nhé.

Khái niệm về tính thanh khoản

Cùng tìm hiểu về khái niệm chung của tính thanh khoản và trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng:

Tính thanh khoản là gì?

Thanh khoản (tiếng anh gọi là Liquidity) được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Nó được dùng chỉ mức độ của một tài sản bất kỳ mua hoặc bán trên thị trường lại không khiến giá tài sản đó trên thị trường thay đổi. Một loại tài khoản sở hữu thanh khoản cao nếu bán được nhanh chóng với mức giá ổn định không đổi.

Tính thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản là gì?

Ví dụ tiền mặt được gọi là có tính thanh khoản cao. Vì tiền mặt được “bán” đổi hàng hóa giá trị không hề đổi. Hoặc trong thị trường chứng khoán lẫn các khoản thu, khoản nợ… cũng được cho là có tính thanh khoản cao vì rất dễ đổi thành tiền mặt.

Tính thanh khoản của chứng khoán được định nghĩa là gì?

Là một thuật ngữ trong chứng khoán chỉ cho khả năng có thể chuyển đổi từ chứng khoán trở thành tiền mặt. Và cũng như trường hợp ngược lại, có thể chuyển đổi từ tiền mặt chuyển qua chứng khoán.

Chứng khoán là lĩnh vực tài chính có tính thanh khoản cao, cũng là loại sẵn có trên thị trường. Việc có thể mua đi hoặc bán lại chứng khoán rất dễ dàng. Giá của chứng khoán ở mức ổn định theo dòng thời gian lẫn khả năng hồi phục nguồn vốn đầu tư ban đầu ở mức cao.

Tìm hiểu thêm các thuật ngữ về chứng khoán ngoài tính thanh khoản: Thuật ngữ chứng khoán cho người mới bắt đầu

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán

Có thể nói là tính thanh khoản tiên đoán được kết quả chứng khoán của một doanh nghiệp nhất định nào đó:

– Các con số tài chính sẽ nói lên chính xác tình hình của hoạt động SX – KD có thực sự ổn định. Doanh nghiệp uy tín và chất lượng có tính thanh khoản cao. Bên cạnh đó ngược lại doanh nghiệp có thanh khoản thấp thì uy tín kém.

– Chính sách Nhà nước: Hoạt động của DN chịu sự tác động của các cơ quan quản lý, kể cả tính thanh khoản. Ví dụ vào 2007, chỉ thị số 03 – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN; đã cho ra luật về khống chế dư thừa nợ vốn cho vay lẫn chiết khấu các giấy tờ có giá…Cho người tham gia hoạt động chứng khoán của Tổ chức tín dụng với mức dưới 3% gây xôn xao thị trường. Thị trường chứng khoán lúc này lao dốc. Cùng với các mã chứng khoán giảm hàng loạt. Ngược lại, NĐT lại chẳng có nguồn tiền hỗ trợ từ phía ngân hàng. Nên không thể mua chúng vào thời điểm ban hành chỉ thị.

– Xét với các NĐT nước ngoài: Pháp luật VN có quy định rõ ràng. Chính là NĐT nước ngoài chỉ được phép mua 30% cổ phiếu thuộc NH thương mại cổ phần niêm yết. Bên cạnh đó, được phép mua đến con số 49% cổ phiếu thuộc DN kinh doanh những ngành nghề khác và được niêm yết. Điều này nhằm “đánh phủ đầu” trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua hết những cổ phiếu mà họ đang nhắm đến. Nên họ buộc phải chọn loại nào phù hợp nhất.

Rủi ro của các mức thanh khoản khi đầu tư chứng khoán

Tính thanh khoản của chứng khoán không phải là yếu tố duy nhất các nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh đó, NĐT cần cân nhắc đến khả năng bán ra để thu hồi lại nguồn vốn. Nếu việc tìm người mua/bán giá thấp hơn quá khó khăn. Điều này tương đương tình trạng khả năng phục hồi của chứng khoán đó khá kém. Lúc này NĐT sẽ phải thu về con số âm trong tài khoản.

Rủi ro của các mức thanh khoản
Rủi ro của các mức thanh khoản

Thực tế, trường hợp NĐT có sở hữu cho mình nhiều loại chứng khoán. Mà lại không thể bán ra thị trường, mỗi ngày họ đều phải chịu thua lỗ. Thì đây chính là yếu tố rủi ro thanh khoản của đầu tư chứng khoán.

Những sản phẩm đầu tư khác nhau như: các kim loại quý, gói bảo hiểm, những bất động sản, chứng khoán…của thị trường tài chính đều có mối liên hệ được thiết lập gắn kết với nhau. Một khi những thị trường khác có nhiều biến động thị trường chứng khoán ảnh hưởng ít nhiều. Điều này gây ra mức rủi ro thanh khoản tăng cao.

Cách hạn chế được tình trạng rủi ro của tính thanh khoản

  • Tài sản và những trách nhiệm trong pháp lý: Tips tránh những rủi ro trong thanh khoản, chủ doanh nghiệp (CDN) phải giữ cho mình một bảng *CĐKT. Bảng này cập nhật những dữ liệu chính xác của mục tài sản lưu động lẫn nợ phải trả của họ. Với cách lưu giữ tốt hồ sơ vấn đề tài sản và nợ phải trả, CDN có thể theo dõi được chặt chẽ dòng tiền cũng như vốn lưu động.
  • Dự báo dòng tiền chính xác: Theo dõi dòng tiền chính là bước quan trọng trong phòng tránh rủi ro thanh khoản. Lập kế hoạch thanh khoản bằng cách sử dụng các dự báo về dòng tiền.
  • Cải thiện được dòng tiền: CDN có thể né được thanh khoản. Cũng như duy trì dòng tiền với cách cải thiện được quy trình thu thập của các khoản phải thu.
  • Hoạch định quản lý rủi ro: Theo như Open Forum, các DN nhỏ có thể giữ được thanh khoản; thì cần phải có tiềm năng để đánh giá rủi ro thích hợp. Để giữ được nhiều nhất tính lưu động và tín dụng. Hoạch định quản lý rủi ro này có thể giúp các CDN nhỏ cần chuẩn bị cho các rủi ro đang tiềm ẩn. Có thể bao gồm các rủi ro như: gián đoạn kinh doanh, những tổn thất tài sản, các trách nhiệm pháp lý; hay là mất nhân sự quan trọng của doanh nghiệp.

Có thể xem tính thanh khoản của chứng khoán ở đâu?

Tính thanh khoản của chứng khoán có thể xem ở:

Xem tính thanh khoản của chứng khoán
Xem tính thanh khoản của chứng khoán
  • Sàn HOSE ( mà đại diện chính là chỉ số VN-Index) có thanh khoản cao. Nó cao hơn nhiều so với sàn HNX lẫn sàn UPCOM. Trong đó, có thể công tâm mà nói; thì mã chứng khoán thuộc sàn HNX có tính thanh khoản cao hơn nhiều so với sàn UPCOM.
  • Trung bình thì sàn HOSE chiếm khoảng 80% tính thanh khoản của 100% thị trường chứng khoán địa phận Việt Nam.
  • Trong trường hợp NĐT muốn được kiểm tra thanh khoản của từng loại cổ phiếu riêng biệt. Thì bạn có thể truy cập và các website tài chính uy tín kể đến như: CafeF, Vietstock; hay bất cứ website chính thức của các công ty chứng khoán.

Có thể bạn cũng quan tâm: Chọn đầu tư chứng khoán hay tiết kiệm tiền nhàn rỗi

Kết luận

Vậy là bây giờ NĐT có thể tự tin về các khái niệm và yếu tố liên quan đến tính thanh khoản nói chung lẫn tính thanh khoản của chứng khoán nói riêng. Đầu tư là một chặng đường tích lũy kiến thức và vận dụng những điều ấy vào trong thực tiễn. Kết quả chính là phản ánh mức độ nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn. Chúc bạn trở thành một NĐT thông thái và thành công!

*CĐKT: cân đối kế toán

*NĐT: nhà đầu tư

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto