Khớp lệnh chứng khoán là một trong những khái niệm tối cơ bản trong quá trình thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Khớp lệnh là cụm từ chỉ cho trạng thái lệnh mua/bán của bạn đã được chấp nhận và hoàn tất trên thị trường. Tuy nhiên, không dễ dàng như khái niệm biểu đạt, bởi trên thị trường chứng khoán hội tụ số lượng người vô cùng lớn, ở khắp nơi với khối lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày. Để có thể đảm bảo công bằng và thực hiện trơn tru tất cả các lệnh giao dịch cần có các nguyên tắc khớp lệnh áp dụng mặc định cho tất cả.
Trong bài viết này, hãy cùng tienaotructuyen.com tìm hiểu những nguyên tắc và phương thức khớp lệnh ở trên thị trường chứng khoán. Để bạn có thể hình dung hệ thống làm sao kiểm soát được khối lượng giao dịch khổng lồ mỗi ngày nhưng vẫn vô cùng khoa học và đảm bảo quy ước công bằng cho tất cả.
Mục lục
Khái niệm khớp lệnh chứng khoán
Khớp lệnh ở trong đầu tư chứng khoán chính là việc người bán cùng với người mua hoàn tất các thỏa thuận ở trên bảng giao dịch điện tử. Lệnh của các trader sẽ được match với nhau một cách thích hợp nhất với giá của hai bên. Để có thể giao dịch phù hợp tiêu chí mức giá tốt nhất, để ưu tiên khớp lệnh bạn cần tuân thủ đúng theo các nguyên tắc trên thị trường.
Tổng quan về nguyên tắc khớp lệnh trên thị trường
Nguyên tắc khớp lệnh sẽ dùng để áp dụng vào các phương thức khớp lệnh ở mỗi Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới.
Các phương thức khớp lệnh
Có hai phương thức khớp lệnh chủ yếu
Khớp lệnh định kỳ
Tổng hợp các lệnh giao dịch cho một loại tài sản chứng khoán trong một khoảng thời gian xác định. Thực hiện khớp lệnh mua cùng với lệnh bán, từ đó hình thành một mức giá. Ở mức giá này, khối lượng chứng khoán sẽ được thực hiện giao dịch là lớn nhất.
Các loại lệnh dùng trong khớp lệnh định kỳ:
- Lệnh giới hạn LO: chính là lệnh mua/bán các tài sản chứng khoán với tối thiểu là mức giá đã xác định. Hiệu lực của lệnh tính từ lúc hệ thống nhận lệnh. Cho đến khi phiên giao dịch kết thúc hoặc hủy bỏ lệnh giữa chừng.
- Lệnh ATC/ATO: định nghĩa của các lệnh mua/bán chứng khoán với mức giá được tính ở thời điểm đóng hoặc mở cửa. Nó được thực hiện trước lệnh LO. Trường hợp lệnh này hoặc phần mềm không khớp thì hoàn toàn bị loại bỏ.
Ưu và nhược điểm của khớp lệnh định kỳ:
– Ưu điểm
- Khớp lệnh định kỳ là một phương pháp phù hợp để nhận được mức giá hợp lý cho một loại tài sản chứng khoán nhất định. Sau thời điểm đã tập hợp các lệnh mua cùng với các lệnh bán xác định trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Hạn chế các biến động giá quá mức xảy ra từ những lệnh giao dịch với giá giao dịch khá bất thường. Từ đó tạo ra sự ổn định giá ở trên thị trường.
- Thích hợp với những thị trường nhỏ, sở hữu khối lượng giao dịch ít. Bởi vì nó cho phép trader tiết kiệm một phần chi phí giao dịch không nhỏ.
– Hạn chế
- Không phản ánh được chính xác và nhanh nhạy các thông tin thị trường ở trong mức giá chứng khoán.
- Khống chế khối lượng giao dịch chỉ ở một mức độ nhất định. Không có lợi cho tính thanh khoản trên thị trường.
Khớp lệnh liên tục
So sánh các lệnh mua và lệnh bán trong chứng khoán để thực hiện khớp lệnh liên tục. Ở thời điểm ngay khi hệ thống nhận được các lệnh nhập vào.
Các loại lệnh dùng trong khớp lệnh liên tục:
- Lệnh giới hạn LO: Đảm bảo lệnh được thực hiện đúng với nguyên tắc. Giá được nhập duy nhất ở lần đầu tiên được gọi là giá khớp lệnh.
- Lệnh thị trường MP: lệnh bán có mức giá cao hơn, rồi được bán lại chỉ với mức giá thấp hơn. Trong tường hợp lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh thị trường tự động áp dụng vào mức giá nhỏ hơn hoặc là lớn nhất; tương ứng với đó là lệnh mua hay bán.
Nếu như MP không thể khớp lệnh thì sẽ tự động chuyển sang LO. Tiếp đó sẽ tiến hành mua và bán có mức giá thấp hoặc là cao hơn một mức khi so sánh với giao dịch lần cuối cùng. Trong trường hợp không nhận được mức giá này thì lệnh đối ứng được xếp auto không tồn tại. Các giao dịch được thực hiện liên tục ở thời điểm lệnh đối ứng nhập đến hệ thống giao dịch.
Ưu và nhược điểm khi xét phương thức khớp lệnh liên tục:
– Ưu điểm
- Phản ánh tình hình giá cả tức thời trên thông tin của thị trường. Các mức giá của thị trường chứng khoán được cập nhật liên tục. Các nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh nhạy khi đưa ra các quyết định đầu tư theo biến động thị trường.
- Tốc độ giao dịch nhanh chóng, có thể xử lý số lượng lớn khối lượng giao dịch cùng một lúc.
– Hạn chế
- Tạo ra được một sự dao động giá cả lớn ở trong các phiên giao dịch.
- Thị trường vô cùng dễ bị tác động khi xảy ra khối lượng giao dịch lớn.
Các loại lệnh trong chứng khoán
Các thông tin về những loại lệnh dùng trong chứng khoán sẽ được cập nhật đầy đủ ở bên dưới:
Lệnh giao dịch ở vị trí mức giá khớp lệnh là giá mở cửa (ATO)
- Lệnh đặt mua/bán các tài sản chứng khoán với mức giá ở thời điểm mở cửa. Lệnh giới hạn sẽ nhường cho ATO thực hiện trước.
- Giá khớp lệnh không được thiết lập khi cỏ có lệnh ATO trên số lệnh; khi tiến hành khớp lệnh định kỳ dùng giá mở cửa để xác định.
- Lệnh ATO nhập vào hệ thống vào khoảng thời gian khớp lệnh định kỳ dùng để xác định được giá mở cửa. Xét trong trường hợp lệnh không thực hiện hoặc không thực hiện hết lệnh. Nó sẽ hủy bỏ sau khoảng thời gian xác định giá mở cửa một cách tự động.
Đọc thêm bài viết liên quan: So sánh lệnh ATO và ATC
Lệnh giới hạn (ký hiệu LO)
- Định nghĩa của lệnh mua/ bán các tài sản chứng khoán ở tối thiểu mức giá đã xác định trước đó. Kể từ khi nhập vào hệ thống, lệnh có hiệu lực cho đến hết ngày thực hiện giao dịch. Trong trường hợp hủy lệnh giữa chừng thì sẽ tính đến thời điểm lệnh bị hủy bỏ.
Lệnh thị trường ở trên sàn HSX (ký hiệu là MP)
- Gọi là lệnh mua/bán các tài sản chứng khoán ở mức giá bán thấp nhất/cao nhất khi xét giá mua.
- Lệnh mua MP thành công ở mức giá bán thấp nhất. Ngược lại, lệnh bán MP thành công ở mức giá mua cao nhất thời điểm nhập lệnh trên thị trường. Nếu như khối lượng của lệnh MP chưa hoàn thành; lệnh MP mặc định là lệnh mua ở mức giá bán cao hơn. Ngược lại, nó là lệnh bán ở mức giá mua thấp hơn ở vị trí tiếp theo đang tồn tại trên thị trường, sau đó tiếp tục khớp lệnh.
- Sau khi thực hiện nguyên tắc khớp lệnh trên, khối lượng giao dịch vẫn còn thì lệnh MP trở thành lệnh giới hạn mua; ở mức cao hơn con số một đơn vị yết giá khi so sánh với giá giao dịch gần nhất trước đó. Hoặc biến thành lệnh giới hạn bán ở mức giá thấp hơn con số một đơn vị yết giá; khi so sánh với giá giao dịch gần nhất trước đó.
- Giá giao dịch cuối được gọi là giá trần khi xét đến lệnh mua MP, ngược lại là giá sàn xét đến lệnh bán MP. Lúc này, lệnh trên thị trường chuyển thành lệnh giới hạn mua ở vị trí giá trần hoặc là lệnh giới hạn bán ở vị trí giá sàn.
- Trong nguyên tắc khớp lệnh, lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục có hiệu lực tuyệt đối.
- Lệnh MP không tồn tại lệnh giới hạn sẽ tự động hủy. Đối ứng với một thời điểm hệ thống giao dịch nhận được lệnh.
- Đối với NĐT nước ngoài, lệnh mua MP khớp một phần; thì phần chưa khớp sẽ auto hủy đi nếu đã hết room.
Lệnh thị trường ở trên sàn HNX
Lệnh mua khi thị trường có mức giá bán thấp nhất. Hoặc ngược lại lệnh bán khi thị trường có mức giá mua cao nhất trong các phiên khớp lệnh liên tục, có 03 loại lệnh sau:
- Lệnh MAK: một lệnh dùng để thực hiện toàn bộ hoặc là một phần, hủy phần còn lại chưa khớp lệnh một cách tự động.
- Lệnh MOK: lệnh bị hủy trực tiếp trên hệ thống vào thời điểm trader nhập nếu không thể thực hiện toàn phần.
- Lệnh MTL: dùng để thực hiện toàn bộ hoặc là một phần tùy chọn. Phần còn lại chưa được chọn thực hiện sẽ auto chuyển thành lệnh LO.
Lệnh giao dịch ở vị trí mức giá khớp lệnh là giá đóng cửa (ATC)
- Nó là lệnh đặt mua/bán các tài sản chứng khoán ở vị trí mức giá đóng cửa. Trong nguyên tắc khớp lệnh, ATC ưu tiên thực hiện khớp lệnh trước lệnh giới hạn.
- Trên sổ lệnh chỉ có lệnh ATC thì sẽ không xác định được đợt khớp lệnh định kỳ là giá đóng cửa.
- Lệnh không thực hiện trọn vẹn sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm đóng phiên giao dịch.
Khớp lệnh sau giờ (ký hiệu là PLO)
- Là lệnh mua/lệnh bán các tài sản chứng khoán với mức giá đóng cửa. Sau thời điểm kết thúc một phiên khớp lệnh định kỳ.
- Chỉ được nhập và có hiệu lực ở phiên giao dịch sau giờ.
- Lệnh được khớp ngay khi nhập đến hệ thống nếu tồn tại lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá đóng cửa chính là giá thực hiện của giao dịch này.
- Lệnh PLO sẽ không cho phép được sửa, hủy.
- Trường hợp giá thực hiện khớp lệnh của phiên khớp lệnh liên tục cùng với khớp lệnh định kỳ đóng cửa chẳng xác định được; không nhập được lệnh PLO vào hệ thống.
Các nguyên tắc khớp lệnh chủ yếu
Phần lớn các giao dịch thực hiện ở VN đều theo phương thức khớp lệnh. Với một số nguyên tắc khớp lệnh chủ yếu được thực hiện như sau:
Nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên giá
Ưu tiên thực hiện lệnh có giá tốt hơn trước, có nghĩa là:
– Lệnh mua với mức giá trader đưa ra cao hơn sẽ được thực hiện trước.
– Lệnh bán với mức giá trader đưa ra thấp hơn sẽ được thực hiện trước.
Nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên thời gian
Có cùng một mức giá ở các lệnh giao dịch; thì lệnh giao dịch được nhập trước sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.
Nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên khách hàng
Theo nguyên tắc khớp lệnh, những lệnh cùng mức giá và thời gian nhà đầu tư nhập lệnh; thì lệnh của nhà đầu tư cá nhân ưu tiên khớp lệnh trước. Sau đó mới đến lệnh giao dịch mang tính chất tự doanh thuộc các công ty chứng khoán.
Nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên khối lượng
Các lệnh giao dịch có cùng một đối tượng khách hàng hoặc tự doanh, cùng mức giá với thời gian giao dịch; lệnh có khối lượng lớn hơn sẽ khớp lệnh trước.
Kết luận
Thị trường chứng khoán chưa bao giờ đơn giản, đó là điều mà ai cũng lường trước được. Một hoạt động đơn giản như đặt lệnh và khớp lệnh nhưng cũng cần đến những nguyên tắc khớp lệnh chi tiết và chỉn chu cho từng trường hợp riêng biệt. Bởi điều này đảm bảo được tính công bằng và hoạt động liên tục trôi chảy trên thị trường.
Vậy nên, khi bạn đặt lệnh và lệnh của bạn chưa được thực hiện thành công ngay tại thời điểm đó, đừng quá hoang mang, bởi rất nhiều người cũng đang giống như bạn. Việc nên làm là chờ đợi kết quả giao dịch theo trình tự nhất định từ thị trường chứng khoán, hoặc có thể là đọc bài viết này trong lúc chờ đợi, một ý kiến không tồi đúng không?
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com