Ethereum và những sự thật bất ngờ không phải trader nào cũng biết!

Nếu Bitcoin chiếm được vị trí thượng phong trong các loại đồng tiền điện tử ở thị trường hiện tại Ethereum cũng “vỗ ngực tự hào” cán đích thứ hai. Hiện tại altcoin này đang cùng với BNB coin tạo thành bộ đôi altcoin oanh tạc thị trường tiền điện tử. Ngoài ra, cộng đồng Ethereum cũng chính là cộng đồng chuỗi khối lớn nhất cũng như tích cực nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Đạt được những thành tích đầy đẹp đẽ đó, chẳng mấy trader biết đồng tiền điện tử này cũng chứa đựng những bí mật khiến người ta há hốc mồm. Hãy tìm hiểu những bí mật về Ethereum này ở bài viết bên dưới để mở rộng thêm vốn kiến thức về đồng tiền thú vị mà bạn đang đầu tư này nhé!

Ethereum không được kiểm soát bởi bất cứ tổ chức tập trung nào

Vitalik Buterin chính là cha đẻ của đồng Ethereum. Xuất thân từ một nhà nghiên cứu tiền điện tử lẫn hình thức lập trình viên. Vitalik Buterin đã có ý tưởng “Ethereum” từ rất sớm vào 2013. Nhưng thời điểm đó, ông không đủ nguồn lực để có thể hiện thực hóa ý tưởng trên. Mãi đến lúc nhờ vào hoạt động huy động vốn của cộng đồng. Dự án này mới được phát triển lẫn ra mắt công chúng và mở bán online vào 07/08/2014. Sau đó chương trình đã được hoàn thiện và ra mắt vào 30/07/2015

Không có sự giới hạn lượng coin có thể đào

Trái ngược với sự giới hạn 21.000.000 coin có thể đào của đồng Bitcoin. Ethereum có sự khác biệt rõ ràng đó chính là đồng coin không hề giới hạn lượng coin được đào.

Không giống Bitcoin, Ethereum chẳng giới hạn số coin đào được
Không giống Bitcoin, Ethereum chẳng giới hạn số coin đào được

Tuy nhiên một giới hạn duy nhất tồn tại đối với đồng Ethereum; là sự giới hạn số coin Ethereum đào được là 18.000.000 coin/năm. Nó cũng có thể là một bí mật về Ethereum trader cần cân nhắc trong cuộc đua đào coin Ethereum như một sự lựa chọn để thay thế Bitcoin.

Bí mật về Ethereum có thể thực hiện 1 triệu giao dịch/ngày

ETH ước tính đã tiến hành xử lý với khối lượng giao dịch là 497.000.000 tính từ thời điểm thành lập đến bây giờ. Tất nhiên đó là một khối lượng giao dịch khổng lồ. Trong quá trình tăng trưởng, khối lượng của Ethereum đã tăng lên 100 triệu trong vòng 07 tháng. Ở thời điểm hiện tại, mạng lưới này đang phát triển theo cấp số nhân.

Vào thời điểm mới đăng ký vào 09/08/2015, đây là ngày sở hữu số lượng giao dịch thấp nhất 1.329 giao dịch. Tuy nhiên, đó đã là quá khứ, những con số nhàm chán này nên dẹp qua một bên và chỉ nhắc lại như một chiến công; khi so sánh khối lượng giao dịch ở thời điểm hiện tại mà thôi.

⅓ số đồng Ethereum hiện tại được sở hữu bởi 376 tài khoản

Bạn có thể tiết lộ cho tôi biết mình đang nắm giữ khoảng bao nhiêu Ethereum không? Có lẽ đó là một con số kha khá và đủ để khoe nhưng chắc hẳn nó không quá lớn. Nó nằm trong phạm vi từ 2-10 Ether và được sở hữu bởi hơn 70,000,000 địa chỉ riêng biệt cũng tương tự như thế. Nhưng điều này lại không được áp dụng đối với 376 cá voi của đồng tiền điện tử này.

⅓ số đồng Ethereum sở hữu bởi 376 tài khoản
⅓ số đồng Ethereum sở hữu bởi 376 tài khoản

Người ta phát hiện ra một bí mật về Ethereum có thể khiến bạn khẽ rùng mình. Đó chính là 1/3 tổng số tài sản Ethereum hiện đang được sở hữu của 376 chủ ví. Tuy nhiên theo Chainalysis, hiện quả ảnh hưởng của cá voi này là rất thấp. Vì chính họ họ chủ yếu chỉ thực hiện nắm giữ tài sản này mà không tiến hành trao đổi trên thị trường. Mỗi một cá voi trung bình sẽ nắm trị giá 1.000.000 USD Ethereum. Với trị giá trung bình trên, khi cá voi giao dịch sẽ gây ra sự gia tăng 0.1 của biến động nội nhật ít nhất là hai ngày sau đó. Người ta cũng đánh giá khối lượng này khá nhỏ vì biến động nội nhật thường có sự dao động trong khoảng từ 0.02 – 417.

Giao dịch Ethereum nào là đắt đỏ nhất?

Bạn có sẵn sàng chi trả 2.100 ETH cho việc thực hiện một giao dịch không? Vào 02/2019, một tài khoản giấu tên thực hiện chuyển khoản trị giá 0.1 ETH và nó cần 2.100 ETH phí giao dịch. Con số này tương đương với khoảng 300.000 USD thời điểm đó. Đó có thể là một sự nhầm lẫn chết người nào đó từ anh chàng thực hiện giao dịch này.

Khoản phí 2.100 ETH chảy vào túi của pool khai thác ETH Sparkpool. Kỳ tích xảy ra, pool đã thực hiện việc đóng băng số lượng ETH khổng lồ này. Sau đó họ quyết định chờ người gửi số coin này liên hệ với họ.

Sự thật là, người gửi giao dịch này phạm sai lầm khi tiến hành đính kèm khoản phí này. Hai bên thỏa thuận và Sparkpool đã trả lại ½ số coin nhận được là 1,050 ETH cho người gửi. Bạn có nghĩ rằng đây là một kết thúc có hậu không?

87% DApps đang hoạt động ở trên Ethereum

Theo Fluence Network công bố; phần lớn các DApps đang thực hiện việc hoạt động ở trên nền tảng Ethereum. Trong đó 85% ứng dụng đang sử dụng blockchain ETH, 19% đang sử dụng EOS và 8% sử dụng Tron. Bên cạnh đó, 6% ứng dụng đang sử dụng đồng thời cả hai blockchain và ít nhất là 4% dùng cả ba nền tảng.

phần lớn các DApps đang thực hiện việc hoạt động ở trên nền tảng Ethereum
phần lớn các DApps đang hoạt động ở trên nền tảng Ethereum

Các game thủ là người sở hữu thị phần lớn nhất trong số những người dùng DApp đang hoạt động trên nền tảng Ethereum, chiếm 40% tổng số. Những trò chơi trên Ethereum vô cùng hiệu quả và tạo ra được một cộng đồng game thủ vô cùng trung thành. Cộng đồng của Crypto Kitties hoặc Blockchain Cuties đang là những minh chứng rõ ràng nhất.

Ethereum chưa phải là nền tảng coin đảm bảo 100% an toàn

Một bí mật về Ethereum không phải trader nào cũng biết là chúng không an toàn 100%. Bạn có nghe chuyện một hacker chuyên nghiệp đã tiến hành đánh cắp 45.000 ETH chỉ bằng hình thức đoán khóa riêng tư (private key) chưa? Với hàng triệu địa chỉ ETH có trên thị trường, đây cũng có thể gọi là một chiến công lừng lẫy đáng tôn vinh. Nếu như hành động trộm cắp ở thời đại 4.0 này không bị cho là xấu xa.

Bởi việc thực hiện được điểu đó giống như việc tìm thấy chính xác một hạt cát được chỉ định nào đó trên bãi biển lớn, thật điên rồ. Trên thực tế là, hacker này đã mở khóa được 12 khóa riêng. Những chìa khóa riêng có mức độ bảo mật vô cùng yếu. Có thể kể đến ví dụ như 0…001 và người dùng vẫn sử dụng chúng.

Independent Security Evaluators (ISE) cũng đã tìm được 700 ví có khóa riêng yếu và họ làm chủ được những tài khoản này. Theo họ, để giải thích cho điều này thì có hai cách. Đầu tiên chính là sự cố trong việc mã hóa phần mềm để tiến hành tạo ra chúng. Thứ hai đơn giản và dễ chấp nhận hơn là các holder đã tạo những mật khẩu quá dễ nhận biết “ABCD123”, “qwerty”, “password”,…

Tìm hiểu tiềm năng về “người anh em” cùng đợt hard fork của Ethereum: Ethereum Classic

Kết luận

Bạn có cho rằng những kiến thức mà tôi mang lại trong bài viết trên là thú vị không? Có bí mật về Ethereum nào khiến bạn thích thú hoặc hú hồn hay không? Hãy chia sẻ thêm những bí mật về đồng tiền điện tử này trong phần bình luận bên dưới cho chúng tôi nhé!

Thông tin: tienaotructuyen.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto