Công thức Kelly – Bí kíp quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán

Bạn có từng nghe đến công thức Kelly không? Trong quá trình đầu tư trên thị trường, bạn dành bao nhiêu thời gian để tính toán mức lợi nhuận đạt được cùng với con số cần đầu tư thêm/tái đầu tư hợp lý nhất phụ thuộc vào tình hình đầu tư hiện tại của bạn? Bạn đừng trả lời với tôi rằng mình đạt được lợi nhuận là nhờ “may mắn” và đầu tư với con số theo “cảm tính” nhé. Bởi chính những điều này sẽ giết chết khả năng thu lợi nhuận trong đầu tư dài hạn của bạn bằng những đánh giá mơ hồ về hiệu suất của tài khoản bạn đang dùng để đầu tư.

Nếu bạn đang ở trong trường hợp tôi đề cập bên trên thì đã đến lúc bạn thay đổi phương thức đầu tư tài chính của mình chỉ bằng một công thức duy nhất. Công thức đó, tôi đã đề cập ở những câu chữ đầu tiên khi mở đầu bài phân tích này – Công thức Kelly.

Một phương pháp phân tích đầu tư tài chính giúp bạn tìm ra cổ phiếu sinh lợi nhuận cao: Phương pháp Wyckoff trong đầu tư cổ phiếu

Tổng quan về công thức Kelly

Công thức Kelly là gì? Công thức Kelly (còn gọi với cái tên khác là chuẩn mực Kelly), đây là một phương pháp toán học được vận dụng trong các lĩnh vực tài chính có chức năng hệt như một hệ thống quản lý tiền vốn trong quá trình đầu tư. Công thức này được đặt giống với tên của người tạo ra nó.

Lịch sử hình thành công thức Kelly

John Kelly - cha đẻ của công thức Kelly
John Kelly là cha đẻ của công thức Kelly

John Kelly – cha đẻ của công thức Kelly đã tạo ra nó nhằm giải quyết vấn đề gặp phải về tín hiệu điện thoại đường dài. Sau đó ông nhận ra tỷ lệ này có thể đem đặt cược chính xác ở các sòng bài, đua ngựa. Thời gian lâu dần, phương pháp Kelly được dùng để quản lý vốn ở trên nhiều thị trường tài chính khác nhau trong đó có chứng khoán. Có một số nhà đầu tư chứng khoán thiên tài đã vận dụng công thức Kelly vô cùng thành công. Có thể kể đến một số cái tên như: Warren Buffett, Bill Gross.

Công thức Kelly trong lĩnh vực chứng khoán

Đối với lĩnh vực chứng khoán, công thức Kelly là giúp bạn giải quyết một số câu hỏi:

  • Số tiền nhàn rỗi để đầu tư chứng khoán của bạn đã trích ra là bao nhiêu?
  • Bạn đầu tư vào 3 danh mục chứng khoán khác nhau. Vậy mỗi danh mục bạn đã bỏ ra bao nhiêu % vốn?
  • Có 5 chứng khoán con ở trong một danh mục; tỷ lệ đầu tư cho từng chứng khoán con đó được thiết lập như thế nào?
  • Bạn bán hết cổ phiếu đi hay giữ lại một phần?
  • Bán chứng khoán để thu về lợi nhuận. Bạn sẽ đem nó tiếp tục đầu tư hay là rút tất cả về tài khoản? Nếu dùng số tiền này để đầu tư thì bạn trích % bao nhiêu hay là bạn sẽ tái đầu tư hết?

Công thức Kelly được tính như thế nào?

Kelly% = W – [(1 – W) / R]

– Trong cách tính trên, có:

  • W: đại diện cho tỷ lệ thắng hay xác suất thắng/tổng giao dịch.
  • R: đại diện cho tỷ lệ Reward/Risk hay tỷ lệ % giữa phần lợi nhuận trung bình/thua lỗ trung bình ở trên mỗi giao dịch.

Giá trị của W và R được xác định như thế nào?

Cách tính giá trị của W cùng R sẽ được bật mí trong thông tin dưới đây. Tôi cũng sẽ đưa ra ví dụ minh họa thực tiễn cho mọi người dễ nắm bắt trọn vẹn thông tin được phân tích.

Giá trị của W và R
Giá trị của W và R được tính thế nào?

Tính giá trị của W và R

Để tính được W, bạn cần nắm được chính xác số lượng lệnh giao dịch của mình trong quá khứ. Nếu là trader có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tính theo chu kỳ cụ thể như 1 tháng, 3 tháng, nửa năm hay 1 năm…hoặc là tùy chọn một số lượng lệnh nào đấy nhất định. Ví dụ như 70 lệnh cuối cùng tính ở thời điểm gần nhất hoặc ngắn hơn nữa nếu như bạn là một trader lướt sóng. Nếu là một newbie trên thị trường hãy tính tổng các giao dịch đã đặt. Bạn khi bạn đã biết được tổng lượt đặt lệnh, hãy tính tổng lệnh mang về lợi nhuận, sau đó tính được thành quả của W.

Để có thể tìm ra được giá trị của R, bạn hãy cộng tổng số tiền hoặc là số pip thắng. Sau đó đem chia số này cho tổng lần giao dịch thắng. Làm tương tự với tổng số tiền hoặc là pip bạn để thua, sau đó lại đem chia cho tổng số lượt giao dịch thất bại.  Đem chia 2 số này cho nhau. Với tỷ số tiền/pit thắng làm số bị chia, tỷ số tiền/pit thua là số chia; thì bạn sẽ đạt được kết quả của R.

Ví dụ cụ thể

Là một newbie trên thị trường, trong quá khứ bạn thực hiện giao dịch với tổng cộng là 30 lệnh. Số lượng lệnh chiến thắng (còn gọi là lệnh có lợi nhuận) là 15. Lúc này phần trăm thắng (ký hiệu W) sẽ là 15/30 = 0,5. Trung bình, trong mỗi lần đặt lệnh có lợi nhuận đã thắng 120 pip và mỗi lệnh trung bình thua với con số là 75 pip. Lúc này, tỷ lệ R sẽ là: 120/75 = 1.6.

Ráp những số trên vào công thức Kelly, chúng ta đạt được kết quả công thức Kelly: Kelly% = 0,5 – [(1 – 0,5) / 1.6] = 0.1875.

Ý nghĩa của kết quả công thức Kelly

Ý nghĩa của công thức Kelly thể hiện ở kết quả mà nó đạt được. Tỷ lệ K% luôn <1, nó giúp trader nhận định được khối lượng cụ thể. Để có thể tối ưu lệnh ở mức cao nhất. Ví dụ nếu như K% = 0.05. Điều này có nghĩa là bạn chỉ nên đầu tư tối đa 5%/tổng tài khoản mình có để đặt lệnh. Không nên vượt quá 20-25%/lần trade, nếu không kết quả rủi ro của bạn là rất lớn.

Bạn cũng có thể sử dụng ý nghĩa công thức này như một cột mốc ước định và đa dạng hóa các danh mục đầu tư. Để có thể phân bố nguồn vốn ở từng loại trade. Cùng với từng cặp tiền; hoặc là từng loại cổ phiếu lẫn trái phiếu nhất định một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên cần lưu ý là kết quả công thức Kelly sẽ không dự đoán được lợi nhuận đem về hay các đợt giảm bất chợt của thị trường.

Sử dụng công thức Kelly từ A-Z

Hãy tìm hiểu thông tin lần lượt từ các chỉ số thông thuộc cần nắm rõ cùng với từng bước thao tác sử dụng công thức Kelly là gì trong phân tích bên dưới.

Sử dụng công thức Kelly từ A-Z
Sử dụng công thức Kelly từ A-Z thu về lợi nhuận lớn

Cách sử dụng hiệu quả công thức Kelly

Các chỉ số cần nằm lòng:

  • Lịch sử giao dịch trong khoảng ít nhất 50 lệnh.
  • Tính được các tỷ lệ W, R.
  • Thay những tỷ lệ tính được vào công thức sẵn có, tính kết quả Kelly%

Các thao tác cụ thể sử dụng công thức Kelly

Bước 1: Thống kê ra 50 – 60 giao dịch được thực hiện gần nhất. Có thể sử dụng tính năng thống kê của ứng dụng thiết lập sẵn có trên tài khoản.

Bước 2: Tính toán “W” như thông tin ở mục phía trên. Chú ý W lý tưởng là có kết quả trên 0,50.

Bước 3: Tính toán “R” như thông tin của mục phía trên.

Bước 4: Nhập các con số vừa tính được vào công thức Kelly. Sau đó ghi chép lại tỷ lệ phần trăm Kelly. Lúc này, bạn sẽ tính khối lượng cần thực hiện cho lệnh tiếp theo hữu hiệu nhất.

Đầu tư dựa theo kết quả công thức Kelly hiệu quả không?

Kết quả công thức Kelly là một thuật toán học thuần túy đồng nghĩa với việc nó mang đặc tính khoa học. Một số người vẫn đặt ra rất nhiều thắc mắc; liệu một công thức với lịch sử ban đầu phát triển với mục đích giải quyết vấn đề trên lĩnh vực thông số điện thoại, sau đó áp dụng cho đấu trường bài bạc. Vậy nó có thực sự phù hợp để dùng như một định lượng xác định trong lĩnh vực tài chính không?

Thông qua biểu đồ tăng trưởng mô phỏng về một tài khoản nhất định khi dựa trên toán học thuần túy; biểu đồ về vốn chủ sở hữu là minh chứng cho vận dụng hiệu quả của công thức Kelly vào thị trường tài chính.

Kết luận

Một sự thật hiển nhiên là không có hệ thống quản lý tiền nào được đánh giá là hoàn hảo. Công thức Kelly sẽ giải quyết vấn đề đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn một cách hiệu quả. Dẫu vậy, ở một vài khía cạnh khác, nó hoàn toàn”bất lực”. Bạn không thể dùng kết quả của công thức này để chọn cổ phiếu mang đến lợi nhuận. Hoặc dùng để làm kim chỉ nam cho thời điểm thị trường sụp đổ bất chợt.

Tuy nhiên có thể tính được phần lợi nhuận hiện tại cùng với khả năng trích lợi nhuận tái đầu tư hợp lý trong quá trình đầu tư vào chứng khoán đã là một kết quả rất mỹ mãn khi bạn áp dụng công thức Kelly. Vì vậy, hãy vận dụng tối đa tính năng hữu hạn của công thức này vào quá trình đầu tư sinh lợi nhuận của bạn.

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

1 thoughts on “Công thức Kelly – Bí kíp quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán

  1. Pingback: Công thức Kelly – Bí kíp quản trị vốn trong đầu tư chứng khoán – Tiền ảo trực tuyến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto