Năm 2021 được xem như là một năm đầy thách thức đối với ngành dệt may nước ta. Khi mà số liệu tổng kết thụt lùi của ngành năm 2020 đầy ám ảnh; khiến cho hoạt động năm 2021 của các doanh nghiệp chịu áp lực và trở nên dè dặt rất lớn. Bên cạnh đó, tình hình Covid diễn biến nghiêm trọng ở Việt Nam vào thời điểm này, thậm chí là vượt ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta đã có phần khởi sắc. Thậm chí là tăng trưởng với con số khá tốt trong tổng kết cuối năm Tân Sửu. Vấn đề được đưa ra là với sự phát triển không ổn định như ba năm trước; người ta tò mò về kịch bản xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2022 sẽ diễn ra như thế nào?
Mục lục
Ngành dệt may Việt Nam vào năm 2021 đang có sự phục hồi vượt bậc
Theo phó chủ tịch của VITAS, năm 2021 được xem như là năm đầy mệt mỏi của ngành dệt may của Việt Nam. Mức tăng trưởng âm 9.8% vào năm 2020 khiến đã ngành Dệt may đặt bước tiến vào năm 2021 với nhiều dè dặt.
Tình hình ngành dệt may Việt Nam quý I-III/2021
Vào quý I/2021 doanh nghiệp vô cùng phấn khởi bởi đã hoàn thành hợp đồng cho đến quý III/2021. Con số này thậm chí được kéo dài đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, sang quý II/2021 thì tình hình dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát. Nó lan rộng ra các tỉnh thành và được xem như là thời điểm tồi tệ nhất của chúng ta đối với tình hình dịch bệnh. Điều này khiến cho tình hình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may toàn bộ đều bị đóng băng. Xuất khẩu dệt may nước ta vào những tháng mùa thu 7-9 năm 2021 giảm trầm trọng. Các đơn hàng không thể kịp hoàn thành cho đối tác.
Tình hình ngành dệt may Việt Nam quý IV/2021
Cho đến quý IV/2021, các tỉnh phía Nam đã dần thoát ly và mở cửa trở lại. Lúc này, với Nghị quyết 128/NQ-CP các doanh nghiệp trở lại sản xuất, tình hình xuất khẩu dệt may xem như có triển vọng. Xuất khẩu dệt may Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn. Có phần kim ngạch xuất khẩu đã đạt đến con số 39 tỷ USD. Con số này tăng 11.2% khi so sánh với năm 2020. So sánh với năm 2019, nó tăng khoảng 0.3%. Vượt lên trên Bangladesh, nước ta có thị phần xuất khẩu dệt may xếp vị trí thứ hai trên toàn thế giới. Được nhiều tổ chức quốc tế vô cùng xem trọng và hứa hẹn cơ hội phục hồi vượt bậc vào năm 2022.
Thách thức của tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam 2022
Được đánh giá là có sự tăng trưởng, tuy nhiên thị phần của dệt may Việt Nam vẫn không có nhiều thay đổi. Ngoài thị trường tại Mỹ có sự tái phục hồi khi so sánh với năm 2019; có con số rơi vào khoảng 100 tỷ USD. Các thị trường còn lại của dệt may Việt Nam vẫn phục hồi không nhiều, ở nhiều thị trường còn thấp hơn hẳn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho xuất khẩu dệt may 2022.
Những khó khăn cần cải tiến
Bên cạnh đó, những khó khăn cần cải tiến ở điều kiện sản xuất trong nước vẫn là vấn đề phải đối mặt:
- Chi phí vận tải tăng cao đến con số gấp 3 lần khi so sánh với tổng số trung bình 05 năm gần nhất.
- Các bất lợi về phần tỷ giá đang làm cho tình hình xuất khẩu dệt may nước ta bị giảm sức cạnh tranh.
- Vấn nạn thiếu lao động của các DN ở khu vực phía Nam là một trong những thách thức. Tuy nhiên, khu vực này vẫn chiếm khoảng 40%/tổng kim ngạch xuất khẩu. Dẫu vậy, con số này có thể tăng lên nếu vấn đề lao động được đảm bảo.
Phát biểu của chuyên gia
Ông Trương Văn Cẩm (VITAS) cho biết, ở thời điểm hiện tại, có một vài doanh nghiệp dệt may nhận đơn hàng đến 05/2022. Tuy nhiên, tình hình này vẫn có thể thay đổi nếu diễn biến dịch căng thẳng hơn. Đó là lý do vì sao ông kiến nghị đến Chính phủ đẩy mạnh quá trình tiêm vaccine. Được cho là giải pháp tốt nhất thời điểm hiện tại, để các DN kịp phục hồi và phát triển trong điều kiện hiện tại.
Ông Vương Đức Anh (Vinatex) cho rằng đối chiếu với thực tiễn tình trạng đứt gãy của chuỗi cung ứng; đối với ngành dệt may Việt Nam trong hai năm này. DN nhận thấy việc cung ứng đủ phần nguyên liệu ở trong nước được là “chìa khóa vàng”; để có thể phát triển bền vững trong tình hình dịch bệnh. Hiện tại, công ty Vinatex cùng các thành viên đẩy mạnh việc xây dựng một chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các công đoạn hoàn thành sản phẩm sợi-dệt-nhuộm-may. Với mục đích tạo ra chuỗi cung ứng liên kết khép kín cho doanh nghiệ. Cũng như cung cấp các sản phẩm hoàn hảo, nhanh, gọn; cho khách hàng của họ trên thị trường.
Kịch bản xuất khẩu dệt may 2022 của nước ta
Xuất khẩu dệt may 2022 được dự báo là khá khó lường. Tuy nhiên Vitas lại cho rằng, với các dấu hiệu tích cực mà chúng ta nhận được từ: Mỹ, EU, Nhật…Cũng như thay đổi chính sách zero Covid-19 sang chính sách “sống chung với dịch Covid-19” trong tình hình vừa phục hồi vừa phát triển dựa vào Nghị quyết 128/NQ-CP.
Ở thời điểm hiện tại, Vitas cũng đã hoàn thành mục tiêu xuất khẩu dệt may nước ta năm 2022 theo ba kịch bản chi tiết như sau:
- Kịch bản 1: Tình hình dịch được kiểm soát tốt ngay đầu năm thì các DN sẽ tích cực phấn đấu 200% công lực. Để có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu dao động khoảng 42,5 – 43,5 tỷ USD.
- Kịch bản 2: Nếu đến giữa năm tình hình dịch mới có thể kiểm soát; thì kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta sẽ đạt dao động 40 – 41 tỷ USD.
- Kịch bản 3: Nếu như tình hình dịch bệnh kéo dài đến cuối năm 2022; phần kim ngạch xuất khẩu sẽ ở mức 2021 vào khoảng 38 – 39 tỷ USD.
Xem thêm bài viết liên quan: Xuất khẩu hàng hóa 2022
Kết luận
Không có được sự may mắn và trôi chảy như tình hình xuất khẩu thủy sản, ngành dệt may nước ta có những nốt thăng trầm rõ rệt. Tuy nhiên, kịch bản xuất khẩu dệt may của nước ta năm 2022 được kỳ vọng có điểm tích cực. Khi mà phần kim ngạch xuất khẩu được dự đoán thấp nhất cũng sẽ tương đương với kim ngạch năm 2021.
Ngành dệt may nước ta là một ngành mũi nhọn trong xuất khẩu. Bên cạnh đó, ở thời điểm hiện tại ngành dệt may đang đứng trong top 2 của thế giới; thì lại càng cần cẩn trọng và tích cực cố gắng. Để có thể đem đến kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp và người lao động nói riêng. Cũng như góp phần gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nói chung của cả nước, vì một đất nước phồn vinh.
Thông tin: tienaotructuyen.com