Vùng hỗ trợ và kháng cự – Thuật ngữ cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật

Trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật của các chỉ báo trong thị trường forex và chứng khoán, bạn luôn luôn bắt gặp các khái niệm về kháng cự và hỗ trợ. Điều đó có thể suy ra, nó là các thuật ngữ cốt lõi và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và phân tích để đầu tư. Vậy bạn có những kiến thức về các thuật ngữ này hay chưa? Bởi việc chỉ ra các vùng hỗ trợ và kháng cự được cho là kĩ năng cốt lõi quan trọng nhất mà bất kỳ một trader nghiêm túc nào trên thị trường cũng phải tìm hiểu cho kỹ càng, tường tận.

Các thông tin về hỗ trợ và kháng cự không được xác định chính xác, có thể kết luận cho vuông là những chiến lược đầu tư tổng quan của bạn sẽ thất bại trong gang tấc.

Bạn đang đọc bài viết: Thông tin chi tiết về thuật ngữ Vùng hỗ trợ – Vùng kháng cự

Khái niệm về vùng hỗ trợ và kháng cự

Vùng hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá tồn tại ở trong quá khứ. Ở thời điểm đó, giá có sự đảo chiều tăng hoặc giảm cũng như khả năng hành vi này có thể lặp lại ở trong tương lai là rất lớn. Hỗ trợ và kháng cự chính là thời điểm mà lực cung (người bán) cùng với cầu (người mua) gặp nhau.

Các mức hỗ trợ và kháng cự được xem là khá quan trọng với trader. Khi họ dựa vào nó để xác định yếu tố tâm lý thị trường cũng như lực cung cầu. Nếu các mức hỗ trợ hoặc là kháng cự bị phá vỡ. Lúc này, giá sẽ di chuyển theo một hướng mới. Ở trường hợp này, các mức kháng cự và hỗ trợ mới có thể thiết lập dễ dàng.

Khái niệm về vùng hỗ trợ và kháng cự
Khái niệm cơ bản về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự
  • Kháng cự là gì?

Kháng cự (còn gọi là Resistance) chính là điểm cao nhất đạt được của đường giá. Khi thị trường hướng đi lên cũng như điều chỉnh giá của thị trường giảm trở lại. Khi mà giá đến gần hoặc chạm đến điểm kháng cự, phần lớn các trader sẽ vào lệnh bán.

  • Hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ (còn gọi là Support) chính là điểm thấp nhất đường giá tạo được khi ở vị trí giảm sau đó vụt tăng trở lại. Trader nên chọn thời điểm giá chạm đến mức hỗ trợ để thực hiện lệnh mua với mức giá tốt nhất.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa lớn nhất của nó là dựa vào vùng hỗ trợ và kháng cự; bạn có thể nhận  biết mức giá dao động thấp nhất hoặc cao nhất nằm trong khoảng nào. Tuy nhiên, trên thực tế nó sẽ là tấm gương phản chiếu tâm lý của trader ở đằng sau đó. Điển hình chính là trí nhớ về các nỗi đau cũng như sự tiếc nuối.

Ý nghĩa của các ngưỡng này là gì?
Ý nghĩa của các ngưỡng này là gì?

Trí nhớ

Trader có xu hướng nhớ đến các lần đảo chiều. Bởi vì những lần này sẽ thúc đẩy mua/bán ở các vùng hỗ trợ/kháng cự; nơi mà giá đã từng đảo chiều.

Ví dụ: Một cổ phiếu có tên ABC đang tụt đến mức giá 50.000đ/cổ phiếu sau đó tăng bật lên. Bạn sẽ có xu hướng muốn 50.000đ ở trong lần điều chỉnh giá tiếp theo. Hoặc trong trường hợp cổ phiếu XYZ tăng lên 100.000đ rồi giảm xuống. Trong trường hợp này, bạn sẽ muốn bán ở mức giá 100k ở lần tăng sắp tới.

Nỗi đau

Những ai đã bán cổ phiếu ABC ở mức giá 50.000đ nhưng giá lại tăng mạnh. Hoặc là những người đã mua cổ phiếu XYZ với mức 100.000đ nhưng lại bị điều chỉnh giảm. => Đó chính là nỗi đau mà trader gặp phải trong giao dịch.

Tiếc nuối

Tâm trạng này dành cho những ai đang quan tâm đến cổ phiếu điều chỉnh. Tuy nhiên vì một lý do gì đó, họ không xuống tiền mua, sau đó giá tăng lên. Hoặc là người đang có lãi nhưng vì kỳ vọng lớn hơn nên không vội chốt lời; sau đó, giá lại giảm xuống. => Đó chính là sự tiếc nuối mà trader gặp phải trong giao dịch.

Tập hợp nỗi đau, tiếc nuối sẽ là yếu tố khiến người ta nhớ lâu hơn mức hỗ trợ và kháng cự.

Xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự đang là mạnh hay yếu

Ở trong nhiều trường hợp, giá đã chạm đến vùng hỗ trợ và kháng cự. Nhưng sau đó giá vẫn tiếp tục vượt qua vùng này chứ không có xu hướng đảo chiều. Đây là trường hợp mà chúng ta gọi nó là kháng cự/hỗ trợ yếu.

Trong trường hợp giá đã chạm kháng cự/hỗ trợ. Nhưng sau đó giá lại liên tục quay đầu, trường hợp này được coi là hỗ trợ/kháng cực mạnh. Sức mạnh của hai vùng này được hình dung như một bức tường. Nó phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài, chiều cao cùng với bề dày.

Khoảng cách giữa vùng kháng cự và vùng hỗ trợ càng xa, cản giá càng tốt.
Khoảng cách giữa vùng kháng cự và vùng hỗ trợ càng xa, cản giá càng tốt

Chiều dài

Chính là thời gian để giá có thể chạm vào vùng hỗ trợ hoặc là vùng kháng cự. Khi thời gian mà càng dài thì hỗ trợ/kháng cự sẽ càng bền. Khi mà vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự diễn ra xuyên suốt trong 1 tháng. Lúc này, nó sẽ khó bị phá vỡ hơn là vùng kháng cự/hỗ trợ diễn ra chỉ trong vòng 2 tuần.

Trong trường hợp ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự đã được hình thành trong thời gian dài thì lại rất khác. “Nỗi đau” và “tiếc nuối” của trader đã phần nào nguôi ngoai trong khoảng thời gian dài như vậy. Thậm chí, còn có những người cam tâm rời bỏ thị trường. Một điều cần quan tâm là bạn sẽ không tìm thấy chút cảm xúc nào đối với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự ở người mới.

Chiều cao

Được cho là mức biến động giá tính dao động từ vùng hỗ trợ đến vùng kháng cự. Vùng này càng cao thì mức biến động sẽ càng mạnh. Trong trường hợp chiều cao của vùng kháng cự và hỗ trợ chỉ tương đương với 1% giá trị thị trường. Lúc này,  tỷ lệ cản giá sẽ rất yếu. Tuy nhiên, nếu nó cao từ 5% trở nên thì tỷ lệ cản giá trong trường hợp đó sẽ khỏe hơn. Giá đảo chiều có xác suất cao xảy ra. Khi mà giá chạm phải ngưỡng kháng cự hoặc ngưỡng hỗ trợ này.

Bề dày

Được cho là khối lượng giao dịch ở trong vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Có khối lượng giao dịch càng lớn thì vùng hỗ trợ/kháng cự sẽ càng mạnh. Nhiều trader đang dùng giá này biểu hiện qua khối lượng giao dịch cao. Đồng nghĩa với việc lúc này cảm xúc đang mạnh hơn.

Giao dịch với vùng hỗ trợ và vùng kháng cự từ A-Z

Có các quy tắc bất di bất dịch trong quá trình giao dịch với việc vận dụng vùng hỗ trợ lẫn kháng cự để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Dưới đây chính là tổng hợp các quy tắc để đời như thế mà trader cần nằm lòng.

Không đặt lệnh mua ở vùng kháng cự và không đặt lệnh bán ở vùng hỗ trợ

Bởi vì vùng hỗ trợ và kháng cự chính là nơi mà các xác suất điều chỉnh giá là rất lớn. Đây là nguyên tắc rất cơ bản trong quá trình đầu tư cần lưu ý.

Hướng dẫn giao dịch
Hướng dẫn giao dịch

Đừng quên quan tâm đến xu hướng của thị trường

Chỉ nên sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự ở trong xu hướng uptrend. Nguyên nhân là nó thể hiện được nhiều ý nghĩa hơn là kháng cự/hỗ trợ ở trong xu hướng giảm.

Hãy chú ý đến điểm phá vỡ giả

Điểm giá có thể vượt qua vùng hỗ trợ và cả vùng kháng cự. Tuy nhiên nó điểm giá này vẫn quay về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự chứ không thể nào có sức phá được hai vùng này.

Vào mức đáy của các vùng hỗ trợ cùng với đỉnh của vùng kháng cự là nơi xảy ra điểm phá vỡ giả.

  • Phá vỡ giả ở vùng đáy (vùng hỗ trợ) là một tín hiệu thực hiện lệnh mua hiệu quả. Biểu hiện của sự kiệt sức về mức giá, giá khó mà giảm sâu hơn được nữa. Tuy nhiên, nếu có một cây nến đổi chiều tăng ở khu vực này (cụ thể là nến hammer chẳng hạn) thì lại là cơ hội đảo chiều tuyệt vời.
  • Phá vỡ giả ở vùng đỉnh (vùng kháng cự) là tín hiệu cho thấy người mua đã kiệt sức, giá lúc này khó mà tăng được thêm nữa. Vậy nên đó chính là điểm bán tối ưu.
Phá vỡ giả thường đi kèm với khối lượng thấp
Phá vỡ giả thường đi kèm với khối lượng thấp

** Bạn hoàn toàn có thể tập quan sát thêm khối lượng để có thể gia tăng tỷ lệ gia dịch với mức giá tốt. Phá vỡ thực sẽ kèm với khối lượng giao dịch lớn. Ngược lại, phá vỡ giả chỉ thường có khối lượng giao dịch thấp mà thôi.

Các lưu ý về vùng kháng cự và hỗ trợ

  • Kháng cự và hỗ trợ chính là vùng giá, nó được hình dung như một bức tường cản giá. Điều đó làm cho mức giá chẳng thể nào tăng/giảm khi chạm vào các vùng này.
  • Tác dụng của vùng hỗ trợ lẫn kháng cự là để tìm điểm mua và bán hợp lý.Phải nắm vững nguyên tắc: không đặt lệnh bán ở vùng hỗ trợ, không đặt lệnh mua ở vùng kháng cự.
  • Giá hoàn toàn có thể thể phá vỡ vùng kháng cự hoặc vùng hỗ trợ, tuy nhiên nó cũng sẽ tiếp tục diễn biến theo xu hướng. Hãy vận dụng các biểu đồ nến Nhật trong tình huống này để có thể xác định chính xác giá tiếp diễn theo xu hướng hay đảo chiều.
  • Kháng cự dễ bị phá vỡ ở khi giá có xu hướng tăng, còn hỗ trợ dễ bị phá vỡ khi giá có xu hướng giảm.
  • Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ tồn tại lâu dài, giá chạm vào vùng này càng nhiều, sức cản giá lại càng yếu, bên cạnh đó rất có thể sẽ bị phá vỡ.
  • Hỗ trợ và kháng cự gọi là một vùng chứ chẳng phải là một biểu đồ. Lúc này, đặt các lệnh chốt lời, dừng lỗ một cách thật linh động, đừng quá lý thuyết suông.
  • Khi đã xác định được đường hỗ trợ/kháng cự, để tránh sai lầm trong giao dịch, hãy mở các khung thời gian đồ thị lớn hơn để tiến hành kiểm tra
  • Chọn mua vào thời điểm điều chỉnh giá ở xu hướng tăng. Điều này có ý nghĩa hơn so với việc chờ thị trường đảo chiều để có thể bắt đáy.

Kết luận

Hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm quan trọng, là nền tảng cơ bản nhất để có thể tạo nên những công cụ phân tích kỹ thuật phức tạp khác.

Có thể xác định được ngưỡng hỗ trợ giúp tối đa hóa lợi nhuận trong các giao dịch ngắn hạn. Nó cho trader nhìn thấy được vùng giá thấp nhất. Ở đó giá có thể đảo chiều để tăng trở lại. Ngược lại, các ngưỡng kháng cự gây ra ảnh hưởng đến vị thế dài hạn của trader. Vì nó chỉ xác định chính xác vùng giá cao nhất ở trong ngắn hạn mà thôi. Thời gian quá dài khiến các giá trị hiển thị của vùng này bị loãng và không còn chính xác nữa. Lời khuyên là nên thực hiện kết hợp giữa vùng hỗ trợ và kháng cự cùng với các phương pháp khác. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong tạo lệnh mua/bán trên thị trường.

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

1 thoughts on “Vùng hỗ trợ và kháng cự – Thuật ngữ cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật

  1. Pingback: Vùng hỗ trợ và kháng cự – Thuật ngữ cơ bản nhất trong phân tích kỹ thuật – Tiền ảo trực tuyến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto