T+3 là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa của T+3 trong chứng khoán

T+ là một trong những thuật ngữ chứng khoán cơ bản mà bất cứ một trader trên thị trường nào cũng cần phải nắm rõ. Các khái niệm T+0, T+1, T+2, T+3 là gì sẽ ảnh hưởng đến tư duy và thời điểm đưa ra các lựa chọn giao dịch của bạn đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong đó, chu kỳ T+2 và T+3 trong chứng khoán là những kiến thức bạn cần thông thạo nhất để hiểu rõ ý nghĩa và vận dụng một cách hiệu quả. Thông tin bên dưới sẽ đáp ứng tất cả nhu cầu tìm hiểu của bạn về kiến thức T+ mà bạn đang mơ hồ, cùng bắt đầu nhé!

Tổng quan T+3 là gì trong chứng khoán?

Trong chứng khoán, T+3 là gì? T+3 hay bất cứ con số nào xuất hiện sau T+ đều mang ý nghĩa chỉ cho ngày thanh toán trong giao dịch chứng khoán. Nói đơn giản hơn, nó là số ngày mà bạn sẽ nhận được tiền sau thời điểm giao dịch thành công. T đại diện cho từ Transaction trong tiếng Anh, số phía sau đại diện cho số ngày của nó.

Cụ thể thông tin về T+0, T+1, T+2, T+3 là gì?

Thông tin T+0, T+1, T+2, T+3 là gì?
Thông tin T+0, T+1, T+2, T+3 là gì?
  • Ngày giao dịch (T+0): Ngày đầu tiên tiến hành với mức giá xác định hoạt động mua/bán cổ phiếu thực hiện thành công.
  • Ngày T+1: Ngày làm việc tiếp theo sau ngày T+0.
  • Ngày thanh toán (T+2): Ngày cổ phiếu được chính thức chuyển nhượng cho người mua & người bán. Theo quy định của luật chứng khoán, vào thời điểm 16h30 ngày T+2 sẽ thực hiện chuyển nhượng. Người mua lúc này có quyền sở hữu cổ phiếu vừa giao dịch thành công cùng lúc với người bán sở hữu số tiền từ hoạt động chuyển nhượng đó.

Các sàn đóng cửa vào lúc 15h00 – 15h30 mỗi ngày, các trader trong vai trò mua chứng khoán không thể bán số chứng khoán mới sở hữu ngay lập tức vào T+2. Mà thời gian sớm nhất thực hiện giao dịch phải được diễn ra vào T+3:

  • Đối với người bán chứng khoán: Ngày T+3 là ngày mà họ đủ quyền sử dụng số tiền đã bán chứng khoán đã thực hiện thành công từ ngày T+2 để tiến hành các giao dịch khác.
  • Đối với người mua chứng khoán: Ngày T+3 là ngày họ đủ quyền bán số chứng khoán mà mình đã mua ngày T+2.

*** Ngày T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán: loại trừ Thứ Bảy, Chủ Nhật cùng các ngày nghỉ lễ.

Kết luận về mối liên hệ với quyền lợi cổ đông

Ngày T+2 đóng vai trò quan trọng đối với nhiều bên liên quan. Bởi nó sẽ xác định khả năng nằm trong danh sách cổ đông của bạn đối với công ty bạn vừa bán cổ phiếu.

Khi thực hiện giao dịch bán cổ phiếu, ngày T+1 sẽ là ngày công ty chốt danh sách cổ đông đồng nghĩa với việc bạn vẫn nằm trong danh sách. Lúc này bạn có quyền tham gia cuộc họp cũng như hưởng quyền lợi không khác biệt với các cổ đông khác. Qua đến ngày T+2 bạn sẽ không còn được hưởng các quyền lợi này nữa.

Ví dụ về các ngày giao dịch  T+0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán

Trong bảng phân tích bên dưới bạn sẽ hiểu rõ hơn quá trình giao dịch của một cổ phiếu diễn ra như thế nào:

Ngày 25/07/2022 26/07/2022 27/07/2022 28/07/2022 29/07/2022 30/07/2022
Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
Ngày T+ T+0 T+1 T+2 T+3 T+4 Thị trường nghỉ
Hành động đối với người mua Mua cổ phiếu QNS Không thể bán cổ phiếu QNS Không thể Bán trước 16h30

16h30: Cổ phiếu QNS về đến tài khoản người mua

Có thể Bán cổ phiếu QNS Có thể bán cổ phiếu QNS

Từ bảng trên có thể lý giải đơn giản như sau: Trader hoàn thành giao dịch mua cổ phiếu QNS vào thời điểm 16h30 ngày T+2 (27/07/2022). Từ ngày T+3 (28/07/2021), trader đã mua cổ phiếu QNS có quyền bán cổ phiếu mua thành công trong ngày T+2.

Tìm hiểu lịch sử ngày thanh toán chứng khoán ở Việt Nam

Tôi sẽ đem đến một số thông tin về lịch sử ngày thanh toán chứng khoán Việt Nam sau khi bạn đã hiểu rõ T+3 là gì. Bởi thời gian trước đây, ngày thanh toán chứng khoán không được quy định T+2 thanh toán; T+3 có quyền sử dụng tiền/cổ phiếu đã bán/mua giống như bây giờ, cụ thể:

Ý ngĩa của T+ đối với người bán và người mua
Ý ngĩa của T+ đối với người bán và người mua

Trước giai đoạn 04/09/2012

15h30 ngày T+3: Thời gian chính thức hoàn thành chuyển nhượng cổ phiếu giữa người bán và người mua.

  • Đối với người mua: Ngày đủ quyền bán cổ phiếu đã mua bắt đầu từ T+4.
  • Đối với người bán: Ngày đủ quyền nhận tiền trong tài khoản để toàn quyền quyết định tiếp tục giao dịch hay rút tiền về là ngày T+4.

Giai đoạn 04/09/2012 cho đến 31/12/2015

Dựa vào quyết định 148/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm ngày 15/08/2012:

8h30 ngày T+3: Thời gian chính thức hoàn thành chuyển nhượng cổ phiếu giữa người bán và người mua.

  • Đối với người mua: Ngày đủ quyền bán cổ phiếu đã mua bắt đầu từ T+3.
  • Đối với người bán: Ngày đủ quyền nhận tiền trong tài khoản; để toàn quyền quyết định tiếp tục giao dịch hay rút tiền về là ngày T+3.

Giai đoạn 01/01/2016 đến nay

Theo quyết định số 221/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm ngày 18/12/2015:

8h30 ngày T+2: Thời gian chính thức hoàn thành chuyển nhượng cổ phiếu giữa người bán và người mua.

16h30 ngày T+2: Thời gian hoàn thành thanh toán giao dịch cổ phiếu cùng với chứng chỉ quỹ.

T+1: Là ngày thực hiện thanh toán trái phiếu.

  • Đối với người mua: Ngày đủ quyền bán chứng khoán đã mua bắt đầu sau ngày thanh toán giao dịch.
  • Đối với người bán: Ngày đủ quyền nhận tiền trong tài khoản; để toàn quyền quyết định tiếp tục giao dịch hay rút tiền bắt đầu sau ngày thanh toán giao dịch.

Như vậy, ngày thanh toán trước giai đoạn 01/01/2016 là T+3. Đổi lại, sau thời điểm 01/01/2016, ngày thanh toán là ngày T+2.

Mỗi chu kỳ thanh toán T+2, T+3 trong chứng khoán có ý nghĩa gì?

Khi tìm hiểu qua T+3 là gì kết hợp với lịch sử ngày thanh toán chứng khoán; bạn sẽ mường tượng được ý nghĩa của T+2, T+3 trong chứng khoán có ý nghĩa gì.

Ý nghĩa mỗi chu kỳ thanh toán T+2, T+3 là gì?
Ý nghĩa mỗi chu kỳ thanh toán T+2, T+3 là gì?

– Đối với chu kỳ thanh toán T+3:

Thị trường chứng khoán phát triển theo hướng tích cực. Không những số lượng nhà đầu tư trên thị trường ngày càng tăng lên. Mà kể cả số lượng giao dịch cũng ngày càng nhiều theo cấp số nhân. Các giao dịch chứng khoán dường như 100% được thực hiện online. Điều này dẫn đến hệ thống không kịp xử lý số lượng giao dịch quá nhiều phát sinh cùng lúc trên thị trường.

Như vậy, ở các giao dịch sẽ phát sinh sai sót không mong muốn. Sai sót này có thể đến từ con người hoặc là máy móc, tuy nhiên điểm chung của chúng là cần thời gian để khắc phục. Vì vậy, khoảng thời gian T+2 là thời gian sửa lỗi, đảm bảo các giao dịch không xảy ra bất cứ sai sót nào.

– Đối với chu kỳ thanh toán T+2:

Thị trường có sự nâng cấp để theo đuổi và đáp ứng tốt nhất tiến độ xử lý giao dịch cho trader mà vẫn đảm bảo tính chính xác.

Rút ngắn chu kỳ thanh toán xuống T+2 từ T+3 thể hiện điều gì?

Điều rút ra từ thị trường chứng khoán Việt Nam rút ngắn chu kỳ thanh toán xuống T+2 từ T+3 là gì? Điều đó đồng nghĩa với việc các trader có thể thở phào trước những rủi ro đang được giảm bớt. Bởi số ngày hoàn thành giao dịch rút xuống 1 ngày thì biến động có thể xảy ra cũng từ đó giảm thiểu.

Dù cho vào 16h30 ngày T+2 trader không thể bán đi phần cổ phiếu mới mua. Nhưng đổi ngược lại bạn đã có quyền quyết định đối với số cổ phiếu đã hoàn tất giao dịch và là của mình. Có thể thực hiện hoạt động cho vay cổ phiếu để lấy tiền hoặc bất cứ một giao dịch nào khác, trừ bán đi. Đối với trader bán cổ phiếu, tài khoản ghi nhận có đối với số tiền vừa kiếm được từ việc bán cổ phiếu nhanh hơn một ngày; cũng khiến trải nghiệm giao dịch tăng lên.

Vấn đề rút thanh toán xuống ngày T+2 gián tiếp chứng tỏ thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã và đang theo kịp với tiêu chuẩn chứng khoán quốc tế. Các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng nỗ lực tạo ra các trải nghiệm giao dịch tốt nhất cho các trader trên thị trường.

Có thể nói, khi rút ngắn chu kỳ thanh toán từ T+3 trong chứng khoán xuống T+2 không những rút ngắn rủi ro mà còn tạo nên sự kỳ vọng và tăng cảm nhận trải nghiệm tốt giao dịch cho trader.

Kinh nghiệm để giao dịch hiệu quả T+3 là gì?

Những nhà đầu tư ngắn hạn trên thị trường thích “lướt sóng”. Những “con sóng” chính là cơ hội lợi nhuận của họ. Vì vậy nhịp độ của các con sóng sẽ gắn liền với thời gian T+3. Những nhà đầu tư ngắn hạn hoặc ít kinh nghiệm sẽ chọn giao dịch mua/bán nhanh chóng trong ngày T+3.

Kinh nghiệm giao dịch hiệu quả T+3
Kinh nghiệm giao dịch hiệu quả T+3

Gom hàng khi thị trường ế ẩm tránh bẫy T+3 chứng khoán

Trên thị trường có các trader “gom hàng” trong lúc thị trường cổ phiếu ế ẩm. Sau đó, khi thị trường đổi chiều tăng là lúc thu hút người mua. Giá cổ phiếu bị đẩy lên cao do số người tham gia vào thị trường đã đông. Đây là thời điểm cổ phiếu được liên tục tung ra, dìm giá cổ phiếu xuống thấp. Các trader mua cổ phiếu vào lúc cao và không thể bán khi mức giá đột ngột giảm xuống cũng vì bẫy T+3 chứng khoán.

Khi thị trường có xu hướng tăng mạnh và kéo dài trong nhiều ngày thì áp dụng T+3 luôn đạt được kết quả tốt. Ngược lại trong lúc thị trường đang đi ngang hoặc thị trường thay đổi liên tục thì hiệu quả mang lại của phương thức T+3 là gì? Đó chính là không có gì tốt đẹp mà còn tệ hơn. Vậy nên trong những tình huống này, việc xử dụng phương thức T+2, T+1 được đánh giá tốt hơn.

Cách các trader có kinh nghiệm giao dịch với T+3 là gì – Bán một phần xong mua lại

Các trader có kinh nghiệm trên thị trường thường mua cổ phiếu vào khi thị trường đang ở trạng thái sideway. Thực hiện điều này là để giữ cho cổ phiếu được ổn định lâu dài. Khi thị trường đổi chiều tăng, họ chỉ bán đi 1/3 số cổ phiếu mình đang có trong tài khoản.Khi thị trường đổi chiều giảm một lần nữa, họ tiếp tục mua số cổ phiếu đã bán ra. Vì vậy chiến lược đầu tư cổ phiếu lâu dài không ảnh hưởng gì. Ngược lại họ vẫn kiếm được tiền lời từ sự biến đổi của thị trường.

Số tiền chưa về ví sẽ được nhà đầu tư tạm ứng với Công ty chứng khoán có lãi suất 0,04%/ngày (tương đương 1,2%/tháng). Công ty này sẽ trừ nợ khi số tiền trong tài khoản của trader bán cổ phiếu vào tài khoản vào ngày T+3. Vậy nên việc mua – bán chỉ một phần giá trị có trong tài khoản bất kỳ ngày nào dựa vào biến động của thị trường giúp trader tránh được bẫy T+3 chứng khoán.

Kết luận về T+3 là gì?

Nội dung ở trên đã thỏa mãn tất cả thông tin T+3 là gì cùng với tìm hiểu lịch sử ngày giao dịch chứng khoán trải qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, bài viết đã cung cấp ý nghĩa khác nhau của chu kỳ thanh toán T+2 và T+3 trong chứng khoán; và kinh nghiệm để giao dịch hiệu quả với T+3. Khi bạn hiểu rõ về T+3 trong chứng khoán sẽ có nhận định chính xác thời điểm ra vào lệnh và nạp thêm tiền để thu về lợi nhuận tốt nhất có thể. Đó cũng là tất cả những gì tôi mong muốn khi tạo ra bài viết này gửi đến bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại comment bên dưới tôi rất sẵn lòng giải đáp.

Bạn đang đọc bài viết: Thông tin về T+3 là gì?

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Nguồn: tienaotructuyen.com

2 thoughts on “T+3 là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa của T+3 trong chứng khoán

  1. Pingback: T+3 là gì? Mẹo tránh bẫy T+3 trong chứng khoán – Trần Lê Thị Thúy Phương

  2. Pingback: T+3 là gì? Tìm hiểu về &ya...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto