Bạn có thể là một trader mới, chỉ biết một vài sàn giao dịch tiền điện tử ở trên thị trường. Tuy nhiên trong số ít những sàn giao dịch bạn có thể thuộc tên trong hàng trăm sàn giao dịch “nhiều như nấm” ngoài kia, tôi tin chắc chẳng thể nào không kể đến Binance. Sàn Binance – Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới – với vị trí NO.1 mình đạt được, nó xứng đáng nằm trong những cái tên được cân nhắc để bạn chọn sàn đầu tư trong tương lai.
Trong bài viết này, tôi sẽ đưa ra những phân tích mang đến cho bạn những lý do giải thích cho vấn đề tại sao một sàn giao dịch tuổi đời khá non, từng bị hack trong quá khứ lại là sàn giao dịch tiền điện tử được tin dùng nhất ở thời điểm hiện tại.
Mục lục
Tổng quan về sàn Binance
Sàn Binance được ra mắt nhà đầu tư vào 07/2017 tại Trung Quốc. Được sáng tạo bởi một người có tên là Changpeng Zhao – kiêm CEO của công ty Beiji Technology. Sàn Binance hiện tại đang hỗ trợ gần 400 cặp giao dịch ở trên nền tảng của mình.
Sau đó, khi quốc gia tỷ dân bắt đầu thắt chặt các quy định đối với tiền mã hóa; sàn này đã chuyển văn phòng đến địa điểm khác. Nó được cho là đã chuyển sang Hong Kong cùng với Nhật Bản. Vận xui vẫn đeo bám, Binance vướng vào vấn đề đối với yếu tố pháp lý ở một quốc gia “khó tính” như Nhật Bản. Đó cũng chính là lý do mà vào 03.2018, sàn giao dịch Binance đã rời Nhật Bản sau đó chuyển đến đảo quốc Malta.
BNB coin chính là là đồng tiền điện tử được tạo ra bởi sàn Binance. Bên cạnh BNB coin, hỗ trợ giao dịch trên sàn Binance còn có các đồng tiền điện tử khác. Có thể kể đến như BTC, ETH và cuối cùng là USDT. Điều này đồng nghĩa với việc, muốn giao dịch ở trên sàn Binance; trong ví Binance của bạn phải có một trong những đồng tiền kể đến ở trên.
Sàn giao dịch tiền điện tử dành riêng cho trader Việt: Phobitcoin
Binance có hệ sinh thái như thế nào?
Định vị cốt lõi của sàn Binance là gì? Trước đó, Binance chỉ được biết đến đơn thuần là một sàn giao dịch tiền điện tử. Ở thời điểm hiện tại, hệ sinh thái của sàn gai dịch này đã mở rộng, bao gồm:
- Binance CEX: Sàn giao dịch tập trung những tài sản tiền điện tử cũng như Blockchain. Có nhiều hình thức giao dịch kể đến như: Binance Margin, Future, P2P…
- Binance Institutional: nền tảng này cho phép VIP thỏa sức tiếp cận các dịch vụ giao dịch cũng như các giao dịch OTC chuyên nghiệp. Đội ngũ của sàn Binance được cho là hợp tác sâu rộng với nhiều đối tượng khác ở trên thị trường.
- Binance DEX: được gọi là sàn giao dịch phi tập trung của Binance.
- Binance Research: Một hệ thống chuyên phân tích và thực hiện các báo cáo thị trường.
- Binance Academy: Nơi phổ cập mọi kiến thức liên quan đến thị trường Crypto cùng Blockchain.
- Binance Charity: là quỹ từ thiện trêm sàn Binance.
- Binance Labs: chính là quỹ đầu tư trên sàn Binance.
- Binance Broker: là một chương trình môi giới áp dụng cho: môi giới API, môi giới Widget và cuối cùng là môi giới sàn giao dịch.
- Binance Cloud: Có thể giúp cho những doanh nghiệp thực hiện xây dựng các sàn giao dịch riêng.
- Binance Launchpad: là nền tảng dùng để phát hành các token.
- Trust Wallet: chính là ví lưu trữ tiền điện tử chính thức trên sàn Binance.
Các dịch vụ tiện ích ở trên sàn Binance
Binance cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng của mình, cụ thể:
Giao dịch P2P trên sàn Binance
P2P được xem là một giao dịch mà nó cho phép các liên kết trực tiếp bao gồm người mua lẫn người bán mà không cần thông qua trung gian. Lúc bạn cần mua một tiền điện tử đang được niêm yết trên Binance; bạn có thể chọn người bán ở trong danh sách đã sắp xếp sẵn từ thấp cho đến cao. Không cần thông qua trung gian sẽ đảm bảo được tính nhanh gọn cũng như khả năng bảo mật thông tin cho cả bên mua và bên bán.
Mua coin/token với hình thức thẻ ghi nợ hoặc tín dụng
Sàn giao dịch Binance kết hợp với Simplex tạo ra dịch vụ mua bán trực tiếp tiền điện tử thông qua qua thẻ tín dụng cũng như thẻ ghi nợ. Có 31 loại tiền điện tử sẽ được giao dịch thông qua thẻ tín dụng. Dẫu vậy, không có mấy trader mặn mà với hình thức này, bởi vì mức phí của nó khá cao. Lên đến 3.5%/tổng tài sản giao dịch.
SEPA/Chuyển khoản ngân hàng
Khách hàng của sàn Binance có thể sở hữu coin/token một cách trực tiếp bằng tiền pháp định thông qua chuyển khoản ngân hàng. Những đồng tiền điện tử có thể được mua từ những đồng tiền pháp định như: EURO, CAD,..
Binance Savings
Đây là dịch vụ mà khách hàng có thể tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi dành cho mục đích có thể kiếm lời. Bằng cách khóa chúng vào các hợp đồng. Có điều lãi suất của chúng sẽ thường linh hoạt thay đổi. Tuy nhiên, đảm bảo cho khách hàng của Binance là gì? Phần lãi suất được hưởng sẽ luôn luôn cao hơn khi chọn phương pháp tiết kiệm truyền thống.
Binance Smart Pool
Đây là dịch vụ cho phép người dùng đạt được phần lợi nhuận cao hơn. Áp dụng bằng cách những loại tiền tệ có cùng thuật toán sẽ tự động chuyển đổi với nhau sao cho có lợi nhất.
Dịch vụ cho vay tiền điện tử
Sàn Binance sẽ cung cấp cho khách hàng các khoản vay dưới hình thức đồng BUSD cùng với USDT. Lúc này, tài sản cần dùng để thế chấp chỉ có thể là đồng BTC hoặc ETH. Khi vay bằng Stablecoin, đảm bảo khách hàng sẽ không phải chịu ảnh hưởng bởi các biến động giá trên thị trường.
Binance Liquid Swap
Hoạt động dưới dạng một nền tảng dùng để tạo lập thị trường tự động AMM. Được cho là gần giống với cách thức hoạt động sàn Uniswap. Với nền tảng này, người dùng có thể thực hiện hoán đổi tự do các loại mã thông báo cho nhau.
Thị trường giao dịch gồm những gì?
Có 02 thị trường giao dịch cơ bản được hỗ trợ ở trên sàn Binance là gì?
- Thị trường giao ngay
Binance sẽ cho phép người dùng tiến hành lựa chọn 3 giao diện không giống nhau. Nó có các cấp độ từ cơ bản cho đến nâng cao. Ở những giao diện này, các khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ những công cụ phục vụ mục đích hỗ trợ phân tích cũng như đặt lệnh.
- Giao dịch ký quỹ
Các cặp tiền điện tử được chọn giao dịch sẽ được tích hợp sẵn. Khách hàng sử dụng mức đòn bẩy lên đến con số 10 lần/cặp giao dịch. Sàn giao dịch Binance cho phép người dùng tiến hành các ký quỹ chéo. Cung cấp các hợp đồng Smart Contract có mức đòn bẩy vô cùng lý tưởng.
Phí giao dịch
Sàn Binance chính là một trong những sàn có mức phí tốt nhất đối trên thị trường hiện nay. Binance hiện tại đang sử dụng cấu trúc phí nhà sản xuất/người nhận. Kết hợp với mức phí thay đổi là dựa vào khối lượng giao dịch cũng như số dư BNB coin. Mức phí càng thấp khi khối lượng giao dịch càng cao.
Khách hàng sẽ nhận mức chiết khấu phí đối với những yếu tố sau:
- Sử dụng BNB coin khi thực hiện các giao dịch
- Dùng làm tiền thưởng giới thiệu
- Là khách hàng VIP khi sở hữu một lượng tài sản nhất định ở trên sàn.
Bảng thể hiện một số mức phí trên sàn Binance:
Hình thức thanh toán | Mức phí |
Ví điện tử | N/A |
Thẻ ghi nợ | Nằm ở mức 3.5 – 4.5% |
Chuyển ACH | Free |
Chuyển khoản | 15 USD dành cho khách hàng Hoa Kỳ |
Chuyển đổi các loại tiền điện tử | N/A |
Thực hiện các giao dịch | 0,00% – 0,1% |
Thực hiện mua/bán tiền điện tử | 0,50% |
Trả lời: Binance có phải là sàn an toàn hay không?
Chỉ cần search Google cụm từ: “hack tiền điện tử” bạn sẽ thấy vô số các cuộc tấn công và bị đánh cắp tiền điện tử. Đối với nỗi sợ bị đánh cắp tiền điện tử của các nhà đầu tư chưa hề được xoa dịu như vậy. Nên vấn đề mỗi khi đầu tư vào một sàn giao dịch nào đó, khách hàng sẽ băn khoăn, liệu nó có an toàn hay không. Sàn Binance cũng không ngoại lệ, vậy: “Binance có phải là sàn giao dịch an toàn không?”.
Sàn Binance đã từng bị hacker xâm nhập
Không may mắn, câu trả lời là nó đã từng bị hacker xâm nhập. Vào 07/05/2019, sàn Binance đã bị xâm nhập và đánh cắp 7000 bitcoin. Tuy nhiên, đây cũng chính là tiền đề cho quyết định sàn Binance không tiếc giá nào cho vấn đề bảo mật ở trên nền tảng.
Đầu tư vào hệ thống bảo mật cho khách hàng
Thời điểm hiện tại, sàn đang cung cấp nhiều dịch vụ bảo mật không giống nhau. Để có thể giúp bảo mật tốt nhất tài khoản của khách hàng ở trên sàn. Nó bao gồm cả vấn đề tiến hành sử dụng bảo mật xác thực 02 yếu tố. Có những tính năng bảo mật khác kể đến như: các địa chỉ IP cùng với danh sách thiết bị sẽ được lưu trữ ví lạnh. Áp dụng Quỹ bảo hiểm tài sản (viết tắt là SAFU) dành cho khách hàng.
Có thể nói, không có bất cứ một sàn giao dịch nào có thể tuyên bố không bị xâm phạm bởi hacker trong tương lai. Nhất là một sàn giao dịch nổi tiếng bậc nhất như Binance thì càng bị nhòm ngó. Tuy nhiên, với những đầu tư cho tính năng bảo mật rộng rãi của mình, Binance đang là một trong những sàn có hệ thống bảo mật tốt nhất trên thế giới. Đó cũng chính là lý do tính đến thời điểm hiện tại, hacker chỉ có thể xâm phạm thành công một lần duy nhất trên sàn Binance ở năm 2019.
Câu trả lời cho nhà đầu tư tin tưởng sàn Binance
Binance vẫn nắm giữ vị trí ngôi vương trong cuộc đua sàn giao dịch tiền điện tử trên thế giới chính là câu trả lời tốt nhất họ đáp trả khách hàng sau lầm lỡ đáng tiếc năm 2019.
Vậy là bạn đã tự có câu trả lời cho câu hỏi: Sàn Binance có phải là sàn giao dịch tiền điện tử an toàn hay không rồi đúng chứ?
Đối thủ trực diện nặng ký của sàn Binance: Sàn Huobi
Kết luận
Trong sự cạnh tranh gắt gao của các sàn giao dịch tiền điện tử ngày càng nhiều về số lượng, cao về chất lượng; sàn Binance vẫn ngồi chắc ở vị trí ngôi vương của mình trong bảng xếp hạng những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới, ắt hẳn không thể nào chờ may mắn gọi tên. Nó là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: bảo mật, phí dịch vụ, các dịch vụ cung cấp, hệ sinh thái,..mà sàn giao dịch Binance đang cung cấp cho khách hàng của mình.
Để có thể tự đưa ra kết luận một sàn giao dịch uy tín, xứng đáng đầu tư rất dễ. Tuy nhiên để có thể chứng minh được điều đó cho khách hàng trong hành trình xây dựng, bồi đắp, không ngừng đổi mới chẳng dễ dàng gì. Điều cuối cùng, tôi có thể khẳng định, sàn Binance chưa từng là sự lựa chọn sai lầm đối với bất cứ một nhà đầu tư tiền điện tử nào, hy vọng bạn cân nhắc đầu tư thành công!
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com