Staking là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về Staking coin

Staking coin là một hoạt động sinh lời bên cạnh trade coin và hold coin. Staking không những ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người thực hiện Staking coin mà còn gián tiếp ảnh hưởng tổng quan đến chất lượng của dự án có ngày càng nâng cao hay không. Trong thông tin phân tích chi tiết bên dưới chúng ta hãy lần lượt tìm hiểu Staking là gì cho đến những ưu nhược điểm và các lưu ý trong quá trình thực hiện hành động này của traders, nhất là những newbie trên thị trường crypto lại càng cần chú ý gấp bội phần.

Tổng quan về Staking

Trong thông tin bên dưới tôi sẽ đem đến các nội dung về Staking là gì, sự khác biệt giữa Staking và đầu tư thụ động là gi.

Staking là gì?

Tìm hiểu Staking là gì?
Tìm hiểu Staking là gì?

Để trả lời cho câu hỏi Staking là gì chúng ta đơn giản khái quát Staking là hành động khóa lại một lượng coin nhất định mà bạn sở hữu, sau đó nhận phần thưởng từ hành động này. Phần thưởng nhận được dựa vào hai yếu tố: lượng coin stake cùng với thời gian stake. Lượng coin này có thể khóa ở trong ví điện tử hoặc tại các nút của một dự án Blockchain với quy định thời gian hẳn hoi. Tổng coin của một dự án blockchain được Staking gọi là Pool.

Phân biệt giữa đầu tư thụ động với Staking là gì?

Staking cùng với đầu tư thụ động tài chính thông thường tuy có nhiều điểm giống nhau. Trên thực tế vẫn có sự khác biệt không hề nhỏ giữa chúng.

Phần thưởng của Staking và thu nhập thụ động

Tiền thưởng thu nhập thụ động từ các hoạt động đầu tư tài chính khác bắt nguồn từ thu nhập thực tế của họ. Nhưng tiền thưởng Staking lại được tạo ra từ token mới được đúc.

Staking có vai trò như một hệ thống quản trị

Staking phổ biến như cách để kiếm thu nhập tiền điện tử thụ động mang tên tiền thưởng. Tuy nhiên nó lại hoạt động như một hệ thống quản trị vô cùng mạnh mẽ. Tiền thưởng sẽ đóng vai trò như một nguồn động lực giúp cho chủ sở hữu token xác nhận giao dịch. Từ đó củng cố hệ thống PoS và thúc đẩy các hoạt động giao dịch lành mạnh phát triển.

Các loại Staking phổ biến

Có 4 loại Staking phổ biến, bao gồm:

PoS – Proof of Stake – Bằng chứng cổ phần

Proof of Stake là gì?
Proof of Stake là gì?

Proof of Stake là ý tưởng được xây dựng để người tham gia có thể khóa tài sản điện tử trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó các giao thức sẽ ngẫu nhiên sắp xếp quyền ngẫu nhiên để xác nhận block kế tiếp. Bình thường, xác suất sẽ có tỷ lệ thuận với coin sở hữu. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có càng nhiều cơ hội khi số tiền ảo sở hữu càng cao.

DPoS – Delegated Proof of Stake – Bằng chứng ủy quyền cổ phần

Thuật toán đồng thuận DPoS được tạo ra vào năm 2014 bởi Daniel Larimer. DPoS góp phần tăng tốc độ giao dịch cũng như block nhưng không làm ảnh hưởng đến cơ chế phi tập trung của blockchain. Thuật toán lúc này tạo ra một hệ thống biểu quyết phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của người tham gia.

Người hoặc tổ chức tham gia xác nhận giao dịch và đóng lại block của coin được gọi là node hoặc là masternode. Node không được hoạt động đúng quy tắc thì sẽ bị đào thải và được thay thế bằng node khác.

LpoS – Leased Proof of Stake – Bằng chứng cổ phần cho thuê

Leased Proof of Stake là gì?
Thông tin về Leased Proof of Stake

LpoS có cơ chế tương tự với Pos chỉ trừ việc người dùng có thể cho thuê Staking theo khả năng của người muốn thuê. Người dùng phải cho thuê số tiền tối thiểu với các node chất lượng cao. Đổi lại trader sẽ kiếm được lợi nhuận là số tiền thưởng tương đương phần thu nhập thụ động.

MpoS – Masternode Proof of Stake – Bằng chứng cổ phần Masternode

Staking là gì theo cơ chế MpoS? MpoS có cơ chế hoạt động khá giống với PoS và được thành lập vào 2019. Nó mở rộng hơn so với PoS để nhà đầu tư có những trải nghiệm tốt hơn khi cần. Nhà đầu tư sẽ nhận thêm các đặc quyền và tiền thưởng hậu hĩnh khi so sánh với cơ chế PoS. Vào thời điểm Masternode cam kết Staking coin một số lượng tiền ảo đủ lớn; lúc này họ sẽ nhận được tiền thưởng cố định thường xuyên lên đến 45%/tổng coin Staking.

Lợi ích của Staking là gì?

Chúng ta cùng xem xét các loại ích của Staking là gì trong thông tin bên dưới.

Lợi ích đối với staker khi tham gia Staking là gì?

Chúng tìm hiểu lợi ích Staking là gì đối với các staker trong thông tin chi tiết bên dưới.

  • Tạo thu nhập thụ động và lượng Staking coin tăng: Lợi ích này vô cùng rõ ràng, không cần phải bàn cãi. Thay vì để coin trong các ví và không làm chúng sinh lời thì việc đưa Staking coin sẽ giúp các staker nhận được thêm nhiều coin hơn nữa sau một khoảng thời gian. Nó nôm na như việc bạn gửi tiết kiệm ngân hàng thay vì để số tiền đó trong tài khoản ngân hàng vậy.
  • PoS tiết kiệm chi phí khi so sánh với cơ chế PoW: Để có thể có đủ điều kiện tham gia Staking thì bạn cần thỏa mãn một số điều kiện. Trong đó có điều kiện về cấu hình máy. Muốn trở thành Nodes/Masternodes bạn cần sở hữu các máy tính có cấu hình máy cao. Đổi lại khi sử dụng PoS, bạn không cần dùng nhiều máy chạy Nodes mà chỉ cần dùng một máy cho một lần cài đặt. Trái ngược với PoW, bạn cần nhiều máy cấu hình càng cao thì kết quả thu về càng tốt.
  • Tính an toàn khi có bản bankup: Ngoài ra, trước khi Staking chính thức thì bạn có thể tính toán tỷ lệ lợi nhuận sau thời gian Staking. Có thể kiểm tra: ngày nào unlock, un-stake bất chợt thì mất bao lâu để có thể nhận được coin.

Lợi ích đối với dự án khi các staker tham gia staking là gì?

Tienaotructuyen.com sẽ đem đến các lợi ích đối với dự án Staking trong thông tin bên dưới:

  • Staking trong Pó sẽ giúp dự án tạo được tính phi tập trung trong hệ thống Blockchain của họ. Lúc này, quyền quản trị của dự án sẽ được chia một phần cho những người tham gia.
  • Dự án có thể tận dụng được nguồn lực bên ngoài để tham gia vận hành mạng lưới bởi các Nodes.
  • Tạo nguồn động lực thúc đẩy dự án duy trì hoạt động từ việc triển khai các hoạt động Staking. Sau đó phát phần thưởng thông qua việc phân loại những nỗ lực của người tham gia Staking là gì.
  • Đảm bảo an toàn cho mạng lưới: Việc phân tán sức mạnh ở các nodes giúp hacker không thể thực hiện các vụ tấn công vào hệ thống một cách dễ dàng.
  • Một phần Staking coin sẽ tác động mạnh đến phần giá coin.

Những rủi ro có thể gặp phải của Staking là gì?

Các rủi ro khi bạn đem coin đi thực hiện Staking là gì sẽ được nêu chi tiết bên dưới.

Rủi ro có thể gặp phải của Staking là gì?
Rủi ro có thể gặp phải khi Staking

Traders thụ động với lượng Staking coin

Khi bạn thực hiện Staking coin đồng nghĩa với việc bạn không thể thực hiện các giao dịch với phần coin đã stake. Từ đó, bạn không thể tham gia vào thị trường với những biến động bất chợt trên thị trường. Một ví dụ rõ ràng nhất là khi đồng coin liên tục rớt giá và bạn muốn bán đi để cắt lỗ nhanh chóng tránh giảm sâu hơn. Tuy nhiên, có thể thời gian để bạn hoàn thành thủ tục un-stake sẽ khiến bạn gặp rắc rối với thời điểm vàng để bán đi số coin hiện có.

Mất đi Staking coin bởi hacker xâm nhập

Một sự thật là những gì được lưu trữ bằng mạng internet thì đều có nguy cơ bị hacker cuỗm đi. Vì vậy thay vì lưu trữ coin thông qua ví lạnh bạn đem coin đi Staking coin sẽ phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến hacker xâm nhập và đánh chiếm các coin đang lưu trữ trên các node.

Tiền thưởng thay đổi

Điểm rủi ro của tỷ lệ lợi nhuận của Staking là gì? Chính là tỷ lệ này có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian. Ví như TRON đã đổi tỷ lệ tiền thưởng Staking từ 7% xuống chỉ còn 4% sau đó. Vậy nên không có gì đảm bảo được bạn đã tính toán tỷ lệ Staking để nhận thưởng và phần thưởng thực nhận sau quá trình Staking coin này có thhay đổi hay không.

Đối mặt với nguy cơ bị phạt khi Staking là gì?

Khái niệm Slashing dùng để chỉ cho cơ chế loại bỏ các hành vi bất thường thông qua phạt *validator.

  • Lỗi Liveness: Validator sẽ bị phạt nếu không tham gia vào thuật toán PoS trong thời gian dài.
  • Lỗi quản trị: Validator bị phạt nếu biểu quyết không đồng nhất trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Lỗi bảo mật: Validator bị phạt nếu một block có nhiều hơn một lần xác thực.

(*): Validator: Là người kiểm định, trong PoS không phải mọi node đều đóng block mới và blockchain sẽ chọn ngẫu nhiên một node để thực hiện kiểm định và đóng block.

Các bước thực hiện Staking cho newbie là gì?

Để thực hiện Staking coin bạn cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Các bước thực hiện Staking coin
Các bước thực hiện Staking coin

Đáp ứng đủ điều kiện Staking coin

Các quy tắc phổ biến để trở thành một Node (người đem coin đi stake) là:

  • Ví hỗ trợ trực tuyến 24/7
  • Ví hỗ trợ Staking
  • Có lượng coin tối thiểu

Các nền tảng blockchain khác nhau sẽ có quy định không giống nhau khi Staking coin là gì. Vậy nên cần có nền tảng nhất định để biết được nguyên tắc cần đáp ứng là gì, cụ thể đều phải:

  • Thực hiện kết nối Internet với máy tính
  • Mua một máy chủ ảo
  • Cần sử dụng Staking

Tham khảo các sàn áp dụng cơ chế Staking

Hãy tìm ra các sàn áp dụng cơ chế Staking là gì sau đó khoanh vùng và lựa chọn. Trong đó các sàn giao dịch áp dụng phương pháp Staking phổ biến:

  • Sàn Binance
  • Sàn Coinbase
  • Sàn CEX
  • Sàn Tezos
  • ..

Cần biết là bạn sẽ không nhận một lần toàn bộ lợi nhuận cũng như trực tiếp quản lý mã pin của mình.

Các đồng coin có thể áp dụng Staking coin

  • Những đồng coin thỏa mãn yêu cầu Staking coin bao gồm:
  • ICON (có thể đạt phần thưởng 19%/tổng staking coin)
  • ZCoin (có thể đạt phần thưởng 14%/tổng staking coin)
  • Decred (có thể đạt phần thưởng 9%/tổng staking coin)
  • Tezor (có thể đạt phần thưởng 7%/tổng staking coin)
  • Komodo (có thể đạt phần thưởng 5%/tổng staking coin)
  • ..

Phần thưởng này hoàn toàn có thể bị thay đổi theo thời gian.

Các bước thực hiện Staking là gì?

Bước 1: Lựa chọn coin để Staking coin phụ thuộc vào nhu cầu lợi nhuận và vốn đầu tư của traders.

Bước 2: Cài ví điện tử và máy tính cấu hình mạnh.

Bước 3: Nạp coin vào để bắt đầu Staking với đảm  bảo ví điện tử 24/7 được kết nối trực tuyến.

Bước 4: Theo dõi thường xuyên các thông số: lãi suất, lạm phát giá, độ tuổi, số coin, tiền thưởng nhận được,..để thay đổi cho phù hợp.

Các lưu ý trong quá trình tham gia Staking là gì?

Để thành công, lưu ý trong quá trình tham gia Staking là gì sẽ được bật mí trong thông tin bên dưới.

– Áp dụng quy trình an toàn về bảo mật để tránh nguy cơ bị lừa đảo.

– Tìm hiểu và lựa chọn đầu tư dự án Staking cẩn thận.

– Có thể đa dạng hóa Staking theo nhiều dự án để tránh bỏ tất cả trứng vào cùng một rổ.

– Nắm bắt rõ các thông tin về:

  • Lượng tiền ảo tối thiểu để Staking thu lợi nhuận
  • Thời gian dự án nắm giữ Staking coin của bạn
  • Thời gian khóa: không thể rút coin ra
  • Tỷ lệ lợi nhuận dự kiến: Dự án là lợi nhuận cố định hay thay đổi
  • Các thông tin về khoản phí, quy định pháp lý,..

Kết luận

Staking là gì? Đây được xem như là cơ hội để cả staker và dự án mà staker tham gia staking coin cùng hậu thuẫn lẫn nhau để thu lợi nhuận và tạo ra một thị trường crypto ngày càng tốt đẹp và chất lượng hơn. Tuy nhiên Staking sẽ đem đến những rủi ro nhất định cho người tham gia hơn vẻ bề ngoài hào nhoáng và toàn ưu điểm của nó. Vậy nên cần cân nhắc thật kỹ để tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định staking bất cứ một đồng coin trên thị trường nào.

Bạn đang đọc bài viết: Staking coin là gì?

Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!

Thông tin: tienaotructuyen.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Trực Tuyến - Chia Sẻ Kiến Thức Đầu Tư, Cổ Phiếu, Forex, Crypto