Nếu là trader trên thị trường giao dịch Crypto và áp dụng phương thức Margin (đòn bẩy) cùng với hợp đồng tương lai ((Futures Contract) bạn sẽ phải chịu một loại phí có tên là Funding Rate. Tuy nhiên, không phải ai cũng để ý đến, chỉ có những trader kỳ cựu đầy kinh nghiệm mới tìm hiểu qua. Bởi trader có thể lợi dụng mức phí này để lựa chọn hình thức giao dịch đạt hiệu quả cao. Vậy Funding Rate là gì, Funding Rate có phải là mức phí lớn ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của trader trên sàn. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài phân tích bên dưới.
Mục lục
Tổng quan về Funding Rate
Funding Rate là gì? Funding Rate chính là một thuật ngữ thường gặp phải khi trader giao dịch trên các sàn hỗ trợ phương thức đòn bẩy (Margin), hợp đồng tương lai (Futures Contract). Là một khoản phí người vay cần thanh toán định kỳ đối với người cho vay ở trên các sàn crypto
Funding Rate ở các sàn giao dịch khác nhau có khung thời gian tính phí không giống nhau. Ví dụ như: Funding Rate Binance tính theo công thức 8h/1 lần tương ứng với các khung 7:00, 15:00 và 23:00 (giờ Việt Nam).
Công thức tính Funding Rate
Funding Rate sẽ được tính dựa trên phần lãi suất (còn gọi là: Interest rate) cùng với sự chênh lệch giá giữa hợp đồng tương lai vĩnh cửu (tên tiếng anh: Perpetual Futures Contract) cùng với thị trường giao ngay (tên tiếng anh: Spot). Funding Rate thông thường được tính tự động tùy sàn crypto khác nhau.
Funding Rate mang giá trị +, lúc này giá của Perpetual Futures Contract cao hơn so với giá của Spot. Lúc này, người mở lệnh Long trả tiền cho ai mở lệnh Short và trong trường hợp ngược lại cũng áp dụng tương tự. Điều này đảm bảo cho giá của Perpetual Futures Contract luôn được giữ ở mức cân bằng với Spot.
Funding Fee là tổng số tiền trader phải trả khi áp dụng Margin, Futures Contract trong giao dịch tại các sàn crypto. Funding Fee có công thức tính như sau:
Funding Fee = Volume của lệnh giao dịch x Funding Rate
Ví dụ:
Trader có 10 USD và mở một lệnh Short trên thị trường với đòn bẩy 1:10. Lúc này, tổng volume của lệnh được thực hiện là 100 USD. Giả sử, Funding Rate sàn áp dụng là là 0,006% => khoản phí Funding Fee: 100 * 0,006% = 0,006 USD. Lúc này, trader mở lệnh Short sẽ nhận được 0,004 USD từ trader mở lệnh Long.
** Funding Rate Binance áp dụng tỷ lệ tối đa là 0,5%. Funding Rate Binance bình thường sẽ nằm ở mức là 0,01% và dần điều chỉnh với sự chênh lệch giữa Futures và Spot trên thị trường.
Tại sao Funding Rate tồn tại trên thị trường Crypto?
Để biết được ý nghĩa của Funding Rate, bạn hãy so sánh giữa Perpetual Futures Contract và Traditional Futures Contracts.
So sánh Perpetual Futures Contract và Traditional Futures Contracts
Perpetual Futures Contract ngày càng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng crypto. Perpetual Futures Contract được thiết kế giống với Traditional Futures Contracts. Tất nhiên cũng sẽ tồn tại những điểm khác biệt đối với Traditional Futures Contracts.
Với Traditional Futures Contracts, việc trả phí được thực hiện vào từng tháng hoặc từng quý, tùy thuộc từng quy định của hợp đồng. Vào thời điểm trả phí, giá của Traditional Contracts phụ thuộc vào thị trường giao ngay (Spot) và cùng với toàn bộ vị thế mở đáo hạn.
Ngược lại, với Perpetual Futures Contract bạn có thể mở lệnh vĩnh cửu. Điều này dẫn đến giá của Perpetual Futures Contract biến động rất lớn so với giá của Spot. Funding rate được tạo ra như động lực thúc đẩy Perpetual Futures gần nhất với Spot nhằm đảm bảo lợi ích của tất cả các trader.
Ví dụ về giá Spot và giá Perpetual Futures Contract
Hình ở trên cho bạn thông tin về giá của Bitcoin ở thị trường Spot và thị trường Futures xét cùng một thời điểm. Vẫn có sự chênh lệch nhất định giữa hai mức giá này. Giá của Bitcoin Spot trong hình là 34363.35 USD. Ngược lại, giá của Bitcoin Futures là 34334.80 USD. Dễ dàng nhận thấy giá Bitcoin ở Spot cao hơn Futures làm cho Funding rate lúc này là -0.01% => Trader đặt lệnh Short buộc trả trader đặt lệnh Long theo tỷ lệ 0.01%/tổng vị thế đang mở.
Ảnh hưởng của trader từ Funding Rate là gì?
Funding Rate tác động đến kết quả lợi nhuận hoặc thua lỗ của mỗi một trader. Các lệnh sử dụng mức Margin (đòn bẩy) càng cao thì phí Funding Rate phải trả càng lớn.
Chu kỳ của phí Funding Rate là gì? Thông thường được tính tính theo chu kỳ (8h/lần). Trader thanh toán nhiều lần đối với phí Funding Rate mỗi ngày. Đối lập, nếu như là trader nhận Funding Rate thì bạn cũng sẽ được nhận phí này vào nhiều thời điểm trong ngày.
Hãy xây dựng một chiến lược phù hợp với lợi thế của Funding Rate để giảm thiểu tối đa rủi rỏ khi giữ lệnh quá lâu.
Tâm lý thị trường từ Funding Rate là gì?
Không chỉ tác động đến vị thế đang mở của trader, Funding Rate liên hệ mật thiết với tâm lý thị trường. Ý nghĩa của Funding Rate chẳng khác nào một chỉ báo tham khảo để đưa ra dự đoán về biến động thị trường.
Khi phe đặt lệnh Long chiếm số đông, Funding Rate tính phí cho trader đặt lệnh Long. Ngược lại nếu phe đặt lệnh Short nhiều hơn thì trader đặt lệnh Short sẽ phải trả phí Funding Rate. Hiểu đơn giản, khi bên mua chiếm ưu thế, trong cộng đồng trader kỳ vọng giá Bitcoin vì lực đẩy của phe Long mà tăng lên.
So sánh Funding Rate giữa các sàn với nhau
Thông thường, tỷ lệ của Funding Rate chỉ quanh quẩn mức 0,015%.
Sự chênh lệch của Funding Rate giữa các sàn
Sự khác biệt của tỷ lệ Funding Rate giữa các sàn crypto phần lớn phụ thuộc vào sự chênh lệch giá giữa các đồng tiền điện tử, lãi suất… từng sàn với những quy định khác nhau.
Một số sàn tạo điều kiện cho trader giao dịch Perpetual Futures Contract họ sẽ luôn có cách dảm bảo Funding Rate dao động ở mức thấp. Không tính những trường hợp thị trường có sự biến động mạnh trên thị trường (Flash Dump hoặc Pump).
Tại sao Funding Rate Binane duy trì rất thấp?
Binance Futures có tiếng với khả năng duy trì Funding Rate Binance cực thấp. Xét thực tế, Binance Futures phân chia tiền điện tử một cách đồng đều giữa hai thị trường: Futures & Spot. Bạn chắc hẳn đã nghe qua câu nói: “Crypto markets never sleep” (dịch tạm như sau: Thị trường tiền mã hóa sẽ không bao giờ ngủ). Lúc này một xu thế đầu tư tiền điện tử dựa trên các biến động về giá ra đời.
Đối với Binance Futures, có thể chuyển đổi dễ dàng thị trường Spot và Futures nhanh chóng. Nhờ đó, trader có thể nắm bắt và tận dụng thời cơ hiệu quả đối với sự chênh lệch giá để kiếm lợi nhuận. Đó là lý do mà sự chênh lệch của Perpetual Futures Contracts và Mark Prices tạo ra các cuộc giao dịch chênh lệch. Từ đó, mức giá của hai loại giao dịch này luôn được duy trì ở mức thấp.
Khi Funding Rate tăng đột ngột vì những biến động trên thị trường, trader chớp thời cơ giao dịch kiếm lãi. Cũng chính vì điều này làm cho tỷ lệ Funding Rate giảm về mức ổn định vô cùng nhanh chóng.
Theo dõi Funding Rate thông qua các ứng dụng nào?
Trader hoàn toàn có thể theo dõi thông qua Funding Rate ở trên các sàn giao dịch: Binance, OKEx, FTX, … hoặc các website phân tích và tổng hợp dữ liệu trên thị trường: Bybt, Coinalyze…để tìm hiểu Funding Rate là gì thông qua những con số, biểu đồ được hiển thị.
Những thắc mắc của trader hay gặp phải về Funding Rate là gì?
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về Funding Rate, cùng theo dõi:
Funding Rate quan trọng không?
Funding Rate đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì mức giá của Perpetual Futures Contracts và Underlying Asset. Khác với Traditional Futures Contracts, Perpetual Futures Contracts không áp dụng ngày đáo hạn. Vì vậy, trader hoàn toàn có thể giữ lại các lệnh đến vĩnh cữu ngoại trừ nhu cầu thanh lý. Do đó, Funding Rate được tạo ra để cân bằng giữa hình thức giao dịch hợp đồng tương lai và giao dịch ngay.
Các loại phí của Funding Rate là gì?
Funding Rate có hai thành phần chính, bao gồm: lãi suất cùng với phí bảo hiểm.
Kết luận
Vai trò của Funding Rate là gì? Funding Rate đóng vai trò quan trọng trong việc giữ mức cân bằng; giữa giá giao dịch ngay (spot) và giao dịch hợp đồng vĩnh cửu (Perpetual Futures Contracts), không bị “cá mập” thao túng giá quá mức. Bên cạnh đó, giúp traders nắm bắt được tâm lý giao dịch trên thị trường của các trader khác để đưa đến các lệnh giao dịch cho hợp lý.
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com