Một trader trong thị trường forex hay chứng khoán đủ lâu sẽ nghe qua cụm từ chỉ báo Bollinger Bands. Đây là một chỉ báo phân tích kỹ thuật phát minh bởi người có tên là John Bollinger. Dù đã qua hơn 3 thập kỷ, tuy nhiên chỉ báo này vẫn được các trader áp dụng rộng rãi trong ứng biến giao dịch theo thị trường. Không chỉ có vậy, các trader “lão làng” còn không bỏ sót những chiêm nghiệm sáng tạo hay ho từ chỉ báo Bollinger Bands để đầu tư thành công. Vậy nên dù là một chỉ báo phức tạp, tôi vẫn tin nó đủ hấp dẫn để tạo động lực cho bạn tìm hiểu và phân tích hết phần thông tin bên dưới.
Mục lục
Khái niệm về chỉ báo Bollinger Bands
Bollinger Bands còn viết tắt BB là chỉ báo được phát triển từ năm 1983 bởi John Bollinger. Sau đó thông qua cuốn sách “Bollinger on Bollinger Bands” để truyền đạt đến trader trên thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, Bollinger Bands không chỉ được ứng dụng trong chứng khoán mà còn thu hút nhiều kênh đầu tư tài chính khác. Không dừng lại ở việc áp dụng cho nhiều kênh, chỉ báo này còn có thể “sống hòa thuận” với các chỉ báo khác.
Cấu tạo của chỉ báo Bollinger Bands
Có ba phần cấu tạo thành Bollinger Bands lần lượt là: Upper Band (được gọi là dải trên), Middle Band (được gọi là dải giữa) và Lower Band (được gọi là dải dưới). Hãy tìm hiểu về cách tính của chỉ báo này trong hình ảnh dưới đây.
Ví dụ minh họa:
Giả sử bạn muốn thực hiện giao dịch USD/JPY có tỷ giá là 114,24 vào ngày 12/01/2022. Trị giá SMA của giao dịch 80 và 1.3 chính là chỉ số độ lệch giá trong 20 ngày. Ta có thể tính được các chỉ số như sau:
- Middle Band = 80
- Upper Band = 80 + 2 x 1,3 = 82,6
- Lower Band = 80 – 2 x 1,3 = 77,4.
Theo như mặc định, Bollinger Bands thực hiện theo thông số là 20 (cố định 20 ngày). Tuy nhiên thông số này có thể thay đổi tùy thích.
- Click vào logo bánh xe để thay đổi thông số như ở bước 1.
- Tiến hành thay đổi màu sắc hiện tại lẫn độ đậm nhạt của các đường BB như bước 2.
- Tiến hành thay đổi thông số đầu vào như ở bước 3.
Ý nghĩa của dải Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands chính là một chỉ báo thông dụng trong forex. Nhiều trader chỉ ra là giá càng gần về Middle Band của dải Bollinger bands thì thị trường càng quá mua. Ngược lại nếu có giá càng di chuyển đến dải Lower Band thì thị trường càng bán quá mức, cụ thể:
Dải Bollinger bands thu hẹp
Dải Bollinger bands siết chặt lại khi khoảng cách của các dải SMA được thu hẹp. Bollinger Bands siết chặt là biểu hiện của cổ phiếu có mức dao động không đáng kể. Các cơ hội giao dịch trong tương lai với sự biến động mạnh của giá sắp xảy đến. Tình huống trái ngược, các dải di chuyển xu hướng rộng ra thì khả năng biến động sẽ giảm xuống. Cần lưu ý, những diễn biến được phân tích chẳng phải là tín hiệu dành cho giao dịch. Vì chỉ báo này không cho bạn “tiên liệu” giá sẽ thay đổi theo hướng nào.
Hành động bứt phá so với hiện tại
Có khoảng 90% hành động giá biến động giữa Middle Band và Lower Band. Bất kỳ khi nào giá thoát ra khỏi hai dải này đều được cho là bứt phá lớn. Tương tự như khi thu hẹp, biểu hiện bứt phá chẳng phải là tín hiệu dùng để thực hiện giao dịch. Nhiều người cùng mắc một sai lầm. Khi họ cho rằng giá chạm mốc hoặc vượt ra ngoài một trong các dải trên là tín hiệu dùng để mua hoặc bán. Sự bứt phá này không hề có ý nghĩa cung cấp tín hiệu hướng và mức độ di chuyển giá trong tương lai sắp tới.
Hạn chế của chỉ báo Bollinger bands
Bollinger Bands chỉ đơn giản là một chỉ báo mà thôi. Nó cung cấp các thông tin về biến động giá cho trader ứng phó. John Bollinger – người phát minh đã khuyên trader nên sử dụng chúng kết hợp với các chỉ số khác. Đó là các chỉ số không tương quan cung cấp tín hiệu trực quan hơn. Ông cho rằng việc sử dụng các dữ liệu khác nhau để đoán biết chỉ số chính xác là điều tối quan trọng. MACD và RSI là sự kết hợp với BB khá hoàn hảo.
Một số đặc tính cần chú ý khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands
Giá dao động ở giữa Upper Band và Lower Band
Giá cả có thiên hướng dao động trong giới hạn giữa Upper Band và Lower Band. Gá đóng cửa ở trong phạm vi trên ( còn gọi là Trading Range) và sẽ quay về đường trung tâm của BB khi chạm mặt hai Band này.
Đó là ví dụ kinh điển cho giá dao động giữa hai Band của dải Bollinger Bands. Trong hình phía trên là biểu hiện của xu hướng giảm mạnh giá. Mặc dù chúng ta có thể nhìn thấy là có nhiều râu nến lúc này thoát ra ngoài hai Band. Nhưng hầu hết các mô hình nến đều sở hữu giá đóng cửa nằm lọt thỏm bên trong của hai band này.
Sự đột biến bất ngờ về giá sẽ khiến Bollinger bands thu hẹp xảy ra
- Hiện tượng dải BB thu hẹp lại còn gọi với tên gọi khác là biểu hiện của thắt cổ chai. Sau đó sẽ xảy ra một đợt biến động vô cùng rõ rệt giữa hai mức giá tăng giảm.
- Hiện tượng thắt cổ chai xảy ra vào thời điểm hai Band thu hẹp dần và giá di chuyển chậm rãi hết sức có thể. Sau đó sẽ là một đợt pump/dump xảy ra.
- Như tôi đã nói rõ ở trên là dải BB chỉ được xem như một chỉ báo nhằm xác định thiên hướng mạnh theo yếu (hay còn gọi là độ biến động). Nên bạn nhất thiết phải kết hợp với một số chỉ báo khác kèm theo; thì mới có thể đưa ra quyết định chính xác nên Buy hay Sell.
Có bốn cách sử dụng dải Bollinger Bands hiệu quả nhất
Hiện tại tôi sẽ cung cấp cho bạn bốn phương pháp đối phó với chỉ báo Bollinger Bands một cách tốt nhất.
Thực hiện giao dịch Scalping theo kênh giá Bollinger Bands
Nguyên tắc giao dịch: Chỉ được áp dụng trong trường hợp thị trường rơi vào trạng thái Sideways. Chỉ báo BB lúc này gần như co lại về giữa, trục giữa có xu hướng đi ngang.
- Mua vào khi giá chạm Lower Band
- Bán ra khi giá chạm Upper Band
Dùng để thực hiện đánh margin cùng đòn bẩy lớn với Scalping. Bạn nên cân nhắc rủi ro khi thực hiện giao dịch Scalping. Nên tránh trường hợp tốn quá nhiều thời gian vào một lệnh. Bạn hoàn toàn nên chốt lệnh Buy khi giá chạm đến ngưỡng Upper Band. Bên cạnh đó, chốt lệnh Sell khi giá chạm đến mức Lowe Band. Tuy nhiên phương án này nên được loại bỏ khi thị trường xu hướng dao động mạnh.
Giao dịch ở break out của kênh giá sau trạng thái sideways
Bollinger bands thu hẹp lại là thời điểm mà thị trường bùng phát giá. Bên cạnh đó, tiến hành chỉ báo Bollinger bands rất nhanh, giá sẽ break out. Nếu cây nến tiến hành breakout đỉnh trên dải băng thị trường, giá sẽ theo hướng đi lên cao. Tương tự theo đó, khi đỉnh dưới bị phá, giá thường xu hướng liên tiếp giảm sâu hơn nữa:
- Giá breakout xuống Lower Band => Sell
- Giá breakout lên Upper Band => Buy
Kết hợp dải Bollinger Bands với các mô hình chỉ báo khác
Một trong các chiến thuật chỉ báo Bollinger Bands còn có cách này. bạn có thể kết hợp dải Bollinger này cùng các mô hình nến đảo chiều khác, cách thực hiện như sau:
- Xem trạng thái chỉ báo BB tại vùng rơi vào tầm ngắm.
- Xem xét những khu vực kháng cự lẫn hỗ trợ.
- Tìm kiếm tại các mô hình đảo chiều.
Với chỉ báo động lượng, một số chỉ báo được phát huy như: MACD, RSI hay Stochastic đều có thể được sử dụng. Do thiên tính của Bollinger Bands dùng để đo đạt các biến động khác biệt của giá. Nên nếu kết hợp với các chỉ báo khác sẽ giúp bạn củng cố được phán đoán xu hướng của thị trường.
Dải Bollinger Bands chuyên sâu
Phần tiếp theo, tôi xin phép giới thiệu cho mọi người một số chiến thuật sử dụng Bollinger bands chuyên sâu phổ biến. Những chiến thuật này được các lão làng ưu tiên sử dụng trong đầu tư.
Chiến thuật 1 – Bollinger Bands phá vỡ
Bollinger Bands phá vỡ được cho là xu hướng dài hạn và cũng khá tối giản. Khi mức giá đóng cửa của cây nến vượt ra khỏi BB sẽ xảy đến sự phá vỡ. Tuy nhiên, để có thể tránh thất bại khi thực hiện lệnh, nhà đầu tư hãy kết hợp với đường hỗ trợ, đường kháng cự lẫn các chỉ số khác.
- Giá breakout ra khỏi đường kháng cự là lúc các trader nên mua vào.
- Giá breakout ra khỏi đường hỗ trợ là lúc các trader nên bán ra.
Chiến thuật 2 – Giao dịch dựa vào biến động thị trường
Các trader tiến hành giao dịch theo 02 cách thức chủ yếu:
- Mua khi mức giá dao động ít và kỳ vọng giá sẽ tăng liên tục
Nguyên nhân của vấn đề là sau khi tạm nghỉ với biến động vô cùng nhỏ. Thì một lần nữa xảy ra xu hướng dao động mạnh. Vì vậy, chiến thuật mua theo biến động xảy ra khi dải Bollinger thu hẹp gần lại lẫn mức giá đóng cửa sát nhau.
- Bán khi mức giá dao động lớn và kỳ vọng giá sẽ giảm liên tục
Khoảng cách Upper Band và Lower Band sẽ càng xa nhau nếu giá quá là cao hoặc quá là thấp. Đây là thời điểm tốt mà các trader thực hiện lệnh bán ra thị trường.
Kết luận
Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin về chỉ báo Bollinger Bands cùng các xu hướng lẫn giải pháp cho từng trường hợp riêng biệt. Hy vọng sẽ là các thông tin giúp ích được cho các nhà đầu tư trong tiến trình chinh phục thị trường forex và chứng khoán, hẹn gặp lại trong các bài viết hữu ích kế tiếp.
Thông tin: tienaotructuyen.com