Xuất khẩu ròng là gì? Xuất khẩu ròng không phải là một khái niệm mới mẻ trên thị trường, nhất là thị trường tài chính và hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia. Tuy nhiên, sẽ không ít người nhầm lẫn xuất khẩu ròng âm, xuất khẩu ròng dương. Cũng có người muốn tìm hiểu nhiều hơn về quốc gia xuất khẩu ròng là như thế nào? Một quốc gia có thể vừa xuất khẩu ròng vừa nhập khẩu ròng không? Nếu là người đang tìm kiếm những câu trả lời cho các thắc mắc này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc bài viết: Xuất khẩu ròng và quốc gia xuất khẩu ròng là gì?
Mục lục
Định nghĩa về xuất khẩu ròng là gì?
Xuất khẩu ròng là gì? Xuất khẩu ròng là định nghĩa của tổng xuất khẩu một quốc gia sau đó tiến hành trừ đi giá trị của tổng nhập khẩu. Xuất khẩu ròng sẽ dùng để tổng hợp những chi tiêu của một quốc gia hoặc là tổng sản phẩm quốc nội GDP ở trong một nền kinh tế mở.
Các trường hợp về tỷ giá đồng tiền
Trường hợp quốc gia có tỷ giá đồng tiền tệ thấp thì xuất khẩu của nó sẽ có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cũng sẽ khuyến khích quốc gia có kết quả xuất khẩu ròng dương.
Ở trường hợp ngược lại, nếu như quốc gia có đồng tiền tệ mạnh. Lúc này, hàng xuất khẩu của quốc gia đó sẽ có mức giá đắt hơn hàng tương tự của nước khác. Người tiêu dùng lại có xu hướng mua hàng xuất khẩu có mức giá thấp hơn. Lúc này dễ dẫn đến tình trạng xuất khẩu ròng âm.
Các trường hợp của cán cân thương mại
Xuất khẩu ròng với tên gọi khác là cán cân thương mại. Hiện nay nó được xem là một mục ở trong tài khoản vãng lai đối với cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại này ghi nhận những thay đổi ở trong quá trình xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia ở một khoảng thời gian (có thể tính theo quý hoặc năm); và mức chênh lệch giữa chúng là bao nhiêu (lấy phần xuất khẩu trừ đi phần nhập khẩu).
- Kết quả của xuất khẩu trừ nhập khẩu lớn hơn 0 => Cán cân thương mại thặng dư.
- Kết quả của xuất khẩu trừ nhập khẩu nhỏ hơn 0 => Cán cân thương mại thâm hụt.
- Khi mức chênh lệch của hiệu số xuất khẩu trừ nhập khẩu bằng 0 => cán cân thương mại sẽ đạt trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại thặng dư => xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại hiển nhiên mang giá trị (+). Ngược lại, khi cán cân thương mại thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại lúc này mang giá trị (-) => tình trạng thâm hụt thương mại xảy ra.
Khái niệm về quốc gia xuất khẩu ròng
Trong tiếng Anh, nó có tên gọi là Net Exporter.
Nó được hiểu cơ bản nhất là một đất nước hoặc là một vùng lãnh thổ; mà giá trị hàng hóa xuất khẩu của đất nước hay lãnh thổ đó cao hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu của nó. Giá trị này được xét ở trong một khoảng thời gian xác định.
Những đất nước sản xuất hàng hóa thông qua nguồn tài nguyên sẵn có ở trong đất nước của họ. Nếu họ muốn sản xuất nhưng không có nguyên liệu đầu vào hoặc công thức sẵn có. Quốc gia đó hoàn toàn có thể mua hàng hóa đã được sản xuất bởi một quốc gia khác và tiếp tục xuất nó đi các nước.
Một đất nước giao thương buôn bán với một đất nước khác. Sau đó họ mang hàng hóa từ đất nước này về cho dân trong nước của họ tiêu dùng; đó là hành động nhập khẩu hàng hóa. Ở chiều ngược lại, một đất nước sản xuất hàng hóa và đem nó bán cho các quốc gia khác; thì hành động đó gọi là xuất khẩu hàng hóa.
Một quốc gia bán nhiều hàng hóa hơn là mua hàng hóa về cho quốc gia mình, nó được gọi là quốc gia xuất khẩu ròng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, một quốc gia có thể vừa xuất khẩu ròng vừa nhập khẩu ròng (sẽ được phân tích rõ hơn phía sau). Một quốc gia được gọi là xuất khẩu ròng thì giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu cao hơn giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu; được tính ở trong một khoảng thời gian xác định.
Đặc điểm của quốc gia xuất khẩu ròng là gì?
Đã nắm rõ định nghĩa về định nghĩa là gì, hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của một quốc gia có xuất khẩu ròng như thế nào, cụ thể như sau:
- Tổng giá trị của hàng hóa xuất khẩu > tổng giá trị của hàng hóa nhập khẩu.
- Những quốc gia được gọi xuất khẩu ròng là quốc gia có cán cân thương mại không thể cân bằng; hầu hết đều đạt giá trị thặng dư. Một số trường hợp khác, cán cân thương mại sẽ thâm hụt, nó còn phụ thuộc đến loại hàng hóa cũng như dịch vụ giao dịch.
- Hàng hóa cũng như dịch vụ nhập khẩu có giá trị cao hơn so với xuất khẩu.
- Xuất khẩu các sản phẩm đa phần là các loại sản phẩm thô. Những sản phẩm này đáp ứng yêu cầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận nó.
Những quốc gia nào gọi là xuất khẩu ròng trên thế giới
Saudi Arabia và Canada chính là những ví dụ kinh điển cho các quốc gia có xuất khẩu ròng hàng hóa dầu mỏ. Lý do là lượng dầu mỏ dư thừa quá lớn từ những quốc gia này. Họ sẽ đem dầu mỏ xuất khẩu đến cho những đất nước cần đáp ứng nhu cầu về năng lượng.
Các quốc gia có thể xuất khẩu ròng theo một khu vực nhất định. Tuy nhiên nó lại là quốc gia nhập khẩu ròng khi xét đến những khu vực khác.
Ví dụ cụ thể:
Nhật Bản rất nổi tiếng với quốc gia có xuất khẩu ròng các thiết bị điện tử. Ngược lại họ lại là quốc gia nhập khẩu ròng về: dầu mỏ, thủy hải sản,..từ các nước lân cận khác. Để có thể đảm bảo cân bằng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân.
Mặt khác, ta có Mỹ là quốc gia nhập khẩu ròng và chính điều đó đã làm cho sự thâm hụt tài khoản vãng lai xảy ra. Thâm hụt tài khoản vãng lai nói đơn giản là một phép đo thương mại của một quốc gia. Ở quốc gia đó, tổng hàng hóa/dịch vụ nhập khẩu sẽ có giá trị vượt quá giá trị; đối với tổng hàng hóa/dịch vụ xuất khẩu của nó.
Có thể bạn cũng quan tâm: Các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay
Kết luận về xuất khẩu ròng là gì?
Các thông tin ở trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về xuất khẩu ròng và thế nào là một quốc gia có xuất khẩu ròng. Cùng với đặc điểm và ví dụ cụ thể giúp bạn dễ dàng hình dung. Hy vọng bạn không những nắm bắt được khái niệm xuất khẩu ròng là gì? Quốc gia xuất khẩu ròng là gì? Mà có thể vận dụng nhiều hơn những kiến thức ở trên trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin về chúng.
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com