Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế chủ lực trong tại thị trường Việt Nam. Từ cuối năm 2019 cho đến nay, hoạt động này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Các chuyên gia dự báo xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam vào năm 2022 cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Các doanh nghiệp không ngừng khắc phục khó khăn, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng xuất khẩu khởi sắc nhanh chóng. Điểm qua dự báo về tình hình xuất khẩu 2022 của Việt Nam, những kế hoạch để thúc đẩy thị trường xuất khẩu tăng trưởng trong thời gian tới.
Bạn đang đọc bài viết: Tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2022
Mục lục
Đơn đặt hàng gạo xuất khẩu “ồ ạt” đổ về các doanh nghiệp
Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp Việt Nam, ngay từ đầu năm 2022; công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất sang Hàn Quốc đến 11.111 tấn gạo lứt. Hàn Quốc là thị trường thu mua nông sản giá cao, có nhiều tiềm năng nhưng khó chinh phục. Đơn hàng này đánh dấu sự khởi sắc cho thị trường gạo Việt Nam.
Hàng năm, có đến hơn 700.000 tấn gạo các loại được xuất sang thị trường này. Số lượng này được dự đoán sẽ tăng mạnh hơn nữa từ đây đến cuối năm 2022.
Xuất khẩu sản phẩm dệt may có nhiều khởi sắc
Theo số liệu ghi nhận từ Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, ban quản lý cho rằng số lượng đơn đặt hàng sản phẩm dệt may cho năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Doanh nghiệp tích cực tìm kiếm các đơn hàng để tăng cường sản xuất đến cuối năm 2022. Điểm nổi bật là hàng loạt các sản phẩm được xuất sang thị trường Mỹ: veston, đồ bảo hộ, thời trang công sở,… hút khách trở lại dù đây là thị trường khó tính.
Tình hình kinh doanh khởi sắc không những cải thiện doanh thu mà còn giúp đời sống vật chất của công nhân được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp đang mở những đợt tuyển dụng lớn để tiến hành đào tạo; tuyển chọn những công nhân có tay nghề. Từ đó tạo điều kiện việc làm sau thời gian dài thất nghiệp vì dịch bệnh cho người dân.
Động lực thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng trưởng
Theo dự báo của Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2022 sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc nhờ nhu cầu của thị trường thế giới. Hàng loạt các quốc gia đã phủ sóng vắc-xin và mở cửa lưu thông kinh tế. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như đồ gỗ, nông sản, sản phẩm may mặc,… nhanh chóng giành được sự tín nhiệm của khách hàng, cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác khi xuất khẩu.
Tại Việt Nam, Chính phủ không ngừng mở ra các gói kích cầu kinh tế. Không ngừng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tự do mở rộng kinh doanh, xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng tận dụng rất tốt lợi thế của các tổ chức kinh tế như FTA. Nhờ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ngày càng gia tăng. Ngày càng nắm bắt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn với những quốc gia trong khu vực.
Bất lợi của thị trường xuất khẩu Việt Nam
Ngoài những thuận lợi to lớn, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì tình hình kinh tế tài chính thế giới. Vấn đề bảo hộ thương mại, cuộc chiến tranh thương mại, cạnh tranh hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khiến xuất khẩu có những biến động mạnh không lường trước được. Song song đó, giá cả xăng dầu đang tăng mạnh như hiện nay cũng là thách thức dành cho xuất khẩu, cước phí vận chuyển tăng mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất và làm dịch vụ logistics.
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở cửa. Do đó tình hình xuất khẩu bị ảnh hưởng lớn bởi biến động của thế giới. Nhờ tham gia vào nhiều hiệp hội kinh tế, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, mặt hàng gia công hoặc nhập nguyên liệu từ nước ngoài có chi phí quá đắt đỏ. Điều đó tăng nguy cơ lạm phát tại thị trường Việt Nam.
Dự đoán xuất khẩu năm 2022 tăng từ 6 – 8%
Tổng kết năm 2021, dù còn nhiều khó khăn nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nước ta vẫn đạt 336,25 tỷ USD. Ghi nhận mức tăng hơn 19% so với cùng kỳ 2020. Xuất khẩu Việt Nam vẫn duy trì mức xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp như dự đoán trước đó. Để duy trì và phát huy thành tích này, Bộ Công Thương dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2022 sẽ tăng từ 6 – 8% so với năm trước đó.
Bộ Công Thương cũng không ngừng tận dụng cơ hội hợp tác đến từ các tổ chức của FTA. Trong đó bao gồm: EVFTA, CPTPP, RCEP… Hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu sang nhiều quốc gia; cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nhiều thị trường hơn nữa.
Đọc thêm bài viết liên quan: Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 2022
Kết luận
Năm 2022 được dự báo là năm nền kinh tế thế giới sẽ hồi phục sau đại dịch. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại thị trường Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để tiến xa vào nhiều thị trường tiềm năng khác. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp và Bộ Công Thương cần có sự kết hợp thực sự chặt chẽ. Các bên liên quan phải không ngừng cải thiện những điểm yếu; khắc phục khó khăn để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài.
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com