TPS là gì? TPS trong thị trường tài chính là một thuật ngữ liên quan đến vấn đề hệ thống xử lý giao dịch ở bất cứ doanh nghiệp nào. Mở rộng hơn đối với lĩnh vực tiền điện tử, TPS thể hiện cho tốc độ xử lý giao dịch trên mỗi giây của mạng lưới blockchain. Bạn có nghe quen không? Đúng vậy! Tốc độ xử lý giao dịch không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường tiền điện tử của mạng lưới Bitcoin chính là nguyên do hợp thức hóa về việc các altcoin khác lần lượt ra đời. Điều đó có thể khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của TPS đối với mỗi một mạng lưới Blockchain trên thị trường là như thế nào. Cùng tìm hiểu tất tần tật những nội dung về TPS qua thông tin bên dưới.
Mục lục
Tìm hiểu chi tiết về TPS
Trong thông tin chi tiết về TPS sẽ bắt đầu bằng khái niệm TPS là gì. Tiếp theo đó, tôi sẽ phân tích tất cả các yếu tố xung quanh hệ thống giao dịch này áp dụng ở bất cứ ngành nghề và lĩnh vực hoạt động nào của doanh nghiệp. Để bạn có góc nhìn toàn diện và đa chiều nhất đối với TPS.
Định nghĩa TPS là gì?
Hệ thống xử lý giao dịch (TPS) có tên tiếng anh là Transaction per Second. Người sử dụng hệ thống này có thể xử lý các giao dịch dữ liệu thuộc hệ thống cơ sở dữ liệu ở trong quá trình giao dịch. Nhờ điều này, TPS có thể duy trì sự cân bằng cũng như kiểm soát tốt hoạt động mua hàng hóa cùng với dịch vụ của một tổ chức. Bạn có thể bắt gặp hoạt động TPS trong cuộc sống hằng ngày thông qua: hệ thống dùng để đặt phòng khách sạn, nhập các đơn đặt hàng cho khách, lưu trữ hồ sơ của nhân viên & vận chuyển, tính lương cho nhân viên,…
Ví dụ: Cửa hàng sách của bạn tiếp đón một vị khách. Cửa hàng có ba hình thức thanh toán để khách hàng lựa chọn, cụ thể: quẹt thẻ, ví điện tử và tiền mặt.
- Thanh toán tiền mặt: phương thức thanh toán đơn giản nhất, không cần nhiều đầu tra cứu.
- Quẹt thẻ: Máy quẹt thẻ sẽ tiến hành “tra cứu” thông tin ở trên hệ thống dữ liệu cùng với thông tin thẻ. Có hai trường hợp xảy ra: số dư trong thẻ đủ thanh toán => Thanh toán thành công và ngược lại.
Tầm quan trọng của TPS là gì?
Hai khía cạnh thể hiện tầm quan trọng của TPS là gì, cùng tìm hiểu:
- Xử lý & quản lý các hoạt động
TPS là công nghệ tích hợp khả năng xử lý cũng như quản lý hoạt động của bất kỳ một tổ chức nào. Khả năng đa nhiệm ở mức độ rộng chưa từng có. Giúp cho việc xử lý số lượng lên đến hàng nghìn giao dịch trong cùng lúc. Mà bất kỳ một giao dịch nào cũng không có dấu hiệu của chậm trễ hay gián đoạn.
- Tối ưu hóa quy trình và tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp
TPS được áp dụng ở rất nhiều hệ thống tìm thấy ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì TPS cho phép sự tự do hoạt động của các doanh nghiệp với các phân khúc khác nhau bằng hình thức điều khiển từ xa. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tồn tại, khai thác, và phát triển vượt bật hơn; ở những môi trường nhiều cơ hội hơn hiện tại.
Các loại TPS là gì?
Có hai loại TPS cơ bản, vậy hai loại TPS là gì, cùng theo dõi thông tin bên dưới (P/s: hãy chuẩn bị một ly nước cùng vài miếng bánh nhâm nhi nhé, nếu bạn không bận làm gì đó.)
- Xử lý hàng loại (tên tiếng anh: Batch Processing)
Batch Processing còn được gọi với một cái tên khác “việt hóa” và dễ ghi nhớ hơn là: xử lý theo lô. Việc xử lý hệ thống giao dịch sẽ được diễn ra theo lô. Tùy thuộc vào những yêu cầu khác nhau của các tổ chức mà các lô này có thể được tùy chỉnh
Ví dụ đơn giản: Công ty ABC muốn xử lý về bảng lương nhân viên theo 02 khoảng thời gian: hằng tuần hoặc là hai tuần/lần. Vì vậy đợt lương của nhân viên công ty ABC cũng được xử lý trong khoảng: 1-2 tuần. Cộng thêm một khoảng thời gian trễ đối với loại xử lý này.
- Xử lý thời gian thực (tên tiếng anh: Real-time Processing)
Khi thực hiện theo phương thức xử lý thời gian thực, toàn bộ các giao dịch sẽ được xử lý ngay lập tức vào thời điểm vừa có yêu cầu. Không áp dụng khoảng thời gian trễ ở trong phương thức Real-time Processing này.
Tìm hiểu quy trình hoạt động của TPS là gì?
TPS là gì đối với quy trình hoạt động của hệ thống xử lý giao dịch này? TPS sẽ hoạt động có sự kết hợp giữa các phần mềm & phần cứng với nhau trong hệ thống. Điều này hỗ trợ xử lý ở trong quá trình giao dịch của hệ thống. TPS hoạt động dựa vào 04 thành phần cơ bản cấu thành:
- Đầu vào: Các tài liệu nguồn có thể xuất phát từ khách hàng hoặc tổ chức thực hiện hoạt động. Biểu hiện thông qua: các hóa đơn, coupon, đơn đặt hàng,..
- Đầu ra: Tài liệu đã được xử lý ổn thỏa ở đầu vào thì sẽ được gọi là đầu ra.
- Đơn vị xử lý: Xử lý các thông tin đã được ở đầu vào. Thông tin sau khi được phân đoạn sẽ tiến hành xử lý và tạo thành đầu ra.
- Lưu trữ: bộ nhớ sẽ lưu trữ tất tần tật những thông tin quan trọng & cần thiết. Ở điều kiện thông thường, các thông tin sẽ được lưu trữ thông qua sổ cái.
Lợi ích khi vận dụng hệ thống xử lý giao dịch (TPS) trong kinh doanh
Có rất nhiều lợi ích về TPS khi sử dụng hệ thống xử lý giao dịch này trong kinh doanh. Trên cơ bản sẽ có 04 lợi ích chủ chốt nhất, trong đó:
Gia tăng tốc độ giao dịch
Đối với hệ thống xử lý giao dịch, các công ty có thể gia tăng tốc độ của các giao dịch một cách nhanh chóng. Lúc này, khách hàng giao dịch tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Các hệ thống xử lý giao dịch doanh nghiệp sử dụng khác nhau sẽ cho ra kết quả đối với tốc độ và thời gian xử lý không giống nhau. Tùy theo tính chất của vấn đề mà một số doanh nghiệp lựa chọn hệ thống xử lý giao dịch tức thời. Hoặc hệ thống thu thập dữ liệu và sau một khoảng thời gian thì bắt đầu xử lý thông tin này.
Tối ưu chi phí giao dịch
Bạn sẽ nhận thấy ưu điểm này rõ ràng nhất khi phân tích trong các giao dịch tại ngân hàng. Không sử dụng công nghệ thì mỗi nhân viên ngân hàng sẽ chỉ hỗ trợ cho 1 khách hàng/lượt. Ngược lại, chỉ số TPS được áp dụng thì mỗi ngày; ngân hàng sẽ giải quyết yêu cầu với số lượng lên đến hàng ngàn lượt khách. Chính điều đó tiết kiệm một chi phí khổng lồ liên quan đến số lượng nhân sự ngân hàng.
Gia tăng mức độ tin cậy của giao dịch
Khi sử dụng một TPS đủ tin cậy giúp cho thời gian hoàn thành giao dịch rút ngắn vô cùng đáng kể. Chi phí cho bảo trì hệ thống cũng được cắt giảm đến mức thấp nhất. Các sự cố về mã hoặc là các trục trặc hệ thống cũng không còn đáng bận tâm nữa.
Gia tăng khả năng quản lý tự động của doanh nghiệp
Các công việc có tính chất lặp đi lặp lại sẽ được hệ thống xử lý giao dịch đảm nhiệm. Có thể lấy ví dụ công việc của banker: Rút tiền => chuyển tiền theo yêu cầu khách hàng => nhập liệu vào hệ thống. Tất cả đều được thực hiện chỉ bằng hệ thống xử lý giao dịch. Trong khi đó, banker sẽ thực hiện các công việc đòi hỏi trí tuệ cao hơn: tiếp đón khách hàng VIP, xử lý thu hồi công nợ hiệu quả,…
Tổng quan về TPS trong lĩnh vực tiền điện tử (Crypto)
Ở thông tin bên dưới, chúng ta sẽ chỉ nhìn TPS ở khía cạnh vận dụng trong lĩnh vực Crypto thì hệ thống xử lý giao dịch này sẽ phát huy năng lực như thế nào.
Khái niệm TPS trong lĩnh vực tiền điện tử
TPS xét ở lĩnh vực tiền điện tử chính là thuật ngữ được dùng trong blockchain. Dùng để mô tả số lượng giao dịch được xử lý thành công trên mỗi giây. Người dùng sử dụng TPS để so sánh tốc độ cũng như đo lường khả năng mở rộng giữa các mạng lưới trên thị trường Crypto với nhau.
Ví dụ đơn giản: Nếu TPS của Dogecoin là 30, điều đó có nghĩa là mạng lưới của Dogecoin có thể xử lý giao dịch với tốc độ: 30 giao dịch/s.
Cách tính TPS là gì?
Để biết từng blockchain có công thức tính TPS là gì, bạn cần quan tâm đến ba biến số cơ bản:
- Thời gian khối (tiếng anh: block time): Là khoảng thời gian trung bình để tạo khối mới trong một chuỗi.
-> Bitcoin cần 10 phút để tạo ra một khối mới (tương đương với 600 giây)
- Kích thước khối (tiếng anh: block size): Là con số đại diện cho kích thước của một khối khi xét một chuỗi blockchain.
-> Kích thước khối trong chuỗi của Bitcoin là 1 MB (tương đương với 1.000 Kb)
- Kích thước giao dịch trung bình (tiếng anh: average transaction size): là kích thước giao dịch trung bình của chuỗi đó.
-> Bitcoin có chỉ số kích thước khối tính trung bình nằm trong khoảng 600 bytes (tương đương với 0.6 Kb)
Để tính được kết quả chỉ số TPS là gì của mạng lưới Bitcoin, ta có:
TPS = (Kích thước khối /Kích thước giao dịch trung bình)/Thời gian khối)
VD: Khi áp dụng các chỉ số trên của Bitcoin trong ví dụ về cách tính, chúng ta sẽ tính được chỉ số TPS của Bitcoin là: 2.77
TPS = (1.000 Kb/0.6 Kb)/600s = 2.77
So sánh mạng lưới Bitcoin với các phương thức thanh toán khác thông qua TPS
Các thông tin bên dưới sẽ cho bạn góc nhìn về tốc độ xử lý giao dịch của Bitcoin so với các phương thức khác là chậm/nhanh như thế nào.
Visa vs Bitcoin
Ở thời điểm hiện tại, mạng Visa có thể xử lý 24.000 – 25.000 giao dịch/giây (TPS). Ngược lại, mạng lưới Bitcoin chỉ đang xử lý tối đa 1– 3 giao dịch/giây (TPS). Ở mức độ cơ bản thì mạng lưới Bitcoin không thể so sánh với tốc độ xử lý giao dịch của Visa.
Mặc dù TPS của Bitcoin ở mức thấp nhưng xét cho công bằng thì đây là mạng lưới hoàn toàn phi tập trung. Mạng lưới Bitcoin không chịu sự giám sát của bất cứ một tổ chức trung gian nào. Đổi lại TPS thấp là yếu tố cản trở mạng lưới Bitcoin khó mở rộng. Trong khi đó, sharding sẽ là một trong các giải pháp tháo gỡ vướng mắc này.
Paypal vs Bitcoin
Paypal cần thực hiện các thanh toán của mình thông qua một bên thứ ba: ngân hàng và thẻ tín dụng. Trong khi đó, thanh toán của Bitcoin không cần có sự can thiệp từ bên thứ ba. Họ sẽ thanh toán bằng chính trung gian và diễn ra trên các chuỗi khối nguồn mở. Họ hiển thị tất cả các thông tin cho các bên liên quan đến giao dịch một cách công khai.
Bitcoin đang sở hữu lợi ích cao hơn khi so sánh với giao dịch Paypal: chi phí giao dịch thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng, tự do và không bị phân cấp về bản chất. Ngược lại, các altcoin sẽ sở hữu những đặc điểm ưu việt hơn so với bitcoin trong các giao dịch. Đó là lý do vì sao thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) trở nên ngày càng phổ biến.
Bitcoin vs Altcoin
Thực tế, hầu hết các altcoin trên thị trường đều được xây dựng trên mục tiêu trở thành phương pháp thay thế Bitcoin. Mạng lưới của họ tạo lập được ghi nhận là nhiều mạng đã cung cấp tốc độ giao dịch cao cùng với tiện ích lớn hơn.
Có thể xem thêm một số blockchain khác về TPS cùng với thời gian xác nhận giao dịch trung bình khối của họ:
Bitcoin có triết lý và thiết kế là tiêu chuẩn cho các đồng tiền điện tử khác. Thực hiện điều này có nhiều hạn chế. Ví dụ như: Proof-of-Work (PoW) – cơ chế đồng thuận sử dụng nhằm tạo ra các khối gây nhiều năng lượng bị hao tốn. Ngược lại, các mạng Proof-of-Stake (PoS) lại cung cấp khả năng mở rộng cao, tốc độ giao dịch tốt và phí gas rẻ.
Một số mạng lưới sở hữu cao nhất về TPS là gì?
Mạng lưới Bitcoin và Ethereum đều có TPS ở mức thấp khi so sánh với những mạng lưới altcoin khác. Một thống kê cho thấy Ethereum có TPS là gì? TPS của Ethereum đang nằm ở mức từ 15 – 20 TPS. Có tốc độ gia tăng của Dapp phụ thuộc vào sự phát triển của DeFi và NFT theo tình hình hiện nay. Ethereum ấp ủ kế hoạch nâng cấp mạng lưới lên Ethereum 2.0. Vào 04/2022, mạng lưới Ethereum 2.0 đã đi vào hoạt động. Nếu không có gì xảy ra thì 08/2022 sẽ được sử dụng trên toàn cầu. Lúc này ETH 1.0 và ETH 2.0 có giá trị ngang nhau và tạo thành một loại tiền số duy nhất. Theo tiến trình đã vạch ra, mạng Ethereum sở hữu TPS lên đến con số 1.000.0000+.
Thông tin về mạng lưới Solana
Solana (ký hiệu: SOL) là một mạng block được ra mắt vào 2020, sở hữu một TPS ấn tượng. Mạng lưới Solana này có thể xử lý đến số lượng 2.400 giao dịch/s. Nếu mạng lưới này hoạt động ổn định, TPS có thể đạt đến mức 700.000. Một điều đáng buồn là không lâu trước đây, mạng lưới này đã không còn hoạt động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này được cho là nó đã đạt đến mốc 400.000 TPS.
Tìm hiểu về mạng lưới Solana và đồng coin của nó: Mạng lưới Solana và SOL coin
04 mạng lưới có chỉ số TPS cao nhất:
– Sự thật là, không phải Solana là mạng lưới sở hữu tốc độ giao dịch tốt nhất. Dưới đây, tôi sẽ đem đến cho bạn những mạng lưới sở hữu TPS cao nhất ở thời điểm hiện tại:
- Syscoin: Syscoin là một trong những altcoin đầu tiên trong công cuộc thay thế Bitcoin với TPS hơn 60.000.
- Velas: sở hữu thuật toán do AI vận hành, tốc độ xử lý thông tin của nó cực cao, có TPS hơn 50.000.
- Qtum: Thuật toán của Qtum mở rộng dễ dàng với quá trình lưu trữ blockchain đơn giản. Việc tạo khối mới của đồng này không thông qua bất kỳ một trung gian xử lý nào cả. Qtum hiện tại đang có chỉ số TPS rất cao, hơn 10.000.
- EOS: Đồng EOS đang xử lý giao dịch với tốc độ 2.351 TPS. Thậm chí có thời điểm TPS của đồng này lên đến khoảng 4.000.
Vai trò của TPS là gì trong lĩnh vực tiền điện tử?
Trong thị trường tiền điện tử, TPS là gì? Nó chính là thước đo để đánh giá khả năng mở rộng của mạng lưới blockchain. Dẫu vậy, bạn cần hiểu là không phải TPS cao thì tính ưu việt sẽ lớn. Một blockchain cân bằng giữa ba tiêu chí bên dưới sẽ được gọi là một mạng lưới blockchain hoàn hảo:
- Decentralization (Phi tập trung)
- Security (Tính bảo mật)
- Scalability (Khả năng mở rộng).
Ví dụ: Mạng lưới Bitcoin có hàng ngàn các node trên toàn cầu khởi chạy ở bất cứ thời điểm nào. Ngược lại, một blockchain chỉ có vỏn vẹn 10 – 20 node; lại “vượt mặt” mạng lưới Bitcoin về hiệu suất hoạt động. Nhưng blockchain này lại không được gọi là phi tập trung.
Một mạng lưới phi tập trung sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất hoạt động của nó. Nếu như một mạng lưới chỉ vỏn vẹn 10 – 20 node, mạng lưới đó sẽ mang tính chất tập trung nhiều hơn. Ngược lại, hiệu suất tăng lên lại là thời điểm nên cảnh giác về mức độ bảo mật của thông tin giao dịch.
Gia tăng chỉ số TPS ở trên mạng lưới Blockchain như thế nào?
Xét lại ví dụ Bitcoin, tính phi tập trung của đồng tiền này khiến cho tốc độ trở thành điểm yếu của mạng lưới. Muốn đạt được tốc độ lớn hơn lại đảm bảo an toàn và bảo mật cho mạng lưới; lại trở thành nguyên nhân đi ngược lại với việc xây dựng hệ sinh thái phi tập trung mà nó hướng đến.
Để giải quyết tốt nhất điều này, các công nghệ đã được phát triển để hỗ trợ tốc độ giao dịch blockchain được hiệu quả hơn. Đơn cử, Bitcoin có SegWit – một giải pháp dùng để mở rộng quy mô ở trên chuỗi (Tiếng anh: On-chain). SegWit sẽ gia tăng không gian giao dịch cho các khối trong chuỗi. Không chỉ có mỗi Segwit, mạng lưới Blockchain còn có cả Lightning Network – giải pháp dùng để mở rộng quy mô ngoài chuỗi (Tiếng anh: Off-chain).
Kết luận
Thông tin ở trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức về TPS là gì một cách tổng quan chung trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, tôi cũng đã phân tích chi tiết việc vận dụng TPS trong lĩnh vực tiền điện tử như thế nào kèm ví dụ minh họa ở từng mục. Hy vọng các thông tin ở trên đã giúp bạn hiểu thêm về TPS nói chung và các yếu tố về tốc độ giao dịch trên blockchain có ý nghĩa gì, so sánh chỉ số TPS với nhau ở các blockchain và cách gia tăng chỉ số này như thế nào.
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com