Mỗi người trong chúng ta ít nhất một lần nghe đến cụm từ đồng tiền điện tử bằng bất cứ hình thức nào. Có thể vài năm trước đây bạn không mảy may để ý đến cụm từ xa lạ này. Nhưng rồi những con số biết nói đã tác động đến định hướng và nhận định của bạn về nó. Chẳng có gì khiến con người thay đổi ánh nhìn đối với một sự vật, sự việc nhanh đến vậy ngoài trừ sức hấp dẫn của “tình yêu” và “lợi ích”. Và trong trường hợp này chính là lợi ích lấp lánh và vượt trội mà chúng mang đến cho các nhà đầu tư của mình.
Có thể bạn đã biết bitcon là loại tiền điện tử ra đời sớm nhất. Vào 05/10/2009, trị giá của Bitcoin được thiết lập trên sàn giao dịch. Với giá khởi điểm đổi 1 đô la Mỹ xấp xỉ với 1.309,03 Bitcoin (hoặc có thể nói 1 Bitcoin = 0,00076 USD). Đến thời điểm 09/11/2021 tại châu Á, giá bitcoin đã tăng vụt lên mức 67.778 USD/bitcon. Sức hấp dẫn về trị giá leo thang đến xấp xỉ vài chục triệu lần của bitcon như một cú “hit” lớn. Nó khiến bạn, người mơ hồ với khái niệm tiền điện tử là gì cũng muốn ngay lập tức sở hữu loại tiền “ma lực” này. Cùng tôi tìm hiểu một vài điều mà một người nhen nhóm tư tưởng trở thành nhà đầu tư mới cần nắm bắt triệt để nhé!
Tìm hiểu về đồng tiền điện tử được hard ford từ Blockchain của Bitcoin – đồng tiền điện tử giá trị nhất hiện tại: Bitcoin Cash
Mục lục
Ngược dòng lịch sử đồng tiền điện tử
Trước khi đầu tư vào một loại tiền điện tử nào đó, việc tìm hiểu về lịch sử của nó là vấn đề nhiều nhà đầu tư bỏ qua. Tuy nhiên, bạn sẽ không mạo hiểm để đầu tư vào một đồng tiền mới thành lập đầy bấp bênh và nhiều rủi ro đâu đúng không?
Được phát hiện từ hơn 30 năm về trước
Đồng tiền điện tử đã cho thấy sự xuất hiện của mình từ những năm 90. Thời điểm mà thời kỳ công nghệ thông tin và số hóa ở kỷ nguyên bùng nổ. Đồng tiền điện tử được manh nha từ ý tưởng đột phá đối với quy trình thương mại hóa. Flooz, Beenz, Digicash,…là những nhà sáng lập đi đầu trong công cuộc đưa đồng tiền này trở nên phổ biến. Một điểm chung là các công ty đó hầu như đều phải chịu sự chi phối bởi hệ thống giao dịch của bên thứ ba. Và cũng là sai lầm nghiêm trọng khiến họ bước đến “thảm kịch” tàn lụi nhanh chóng.
Tưởng như đã không còn cơ hội để phát triển thêm nữa. Nhưng loại tiền này lần nữa được các nhà đầu tư tín nhiệm với sự chào đời của E-Gold. Doanh nghiệp E-Gold có trụ sở tại Hoa Kỳ (Mỹ) và sở hữu khối lượng giao dịch/tháng leo đến con số hàng tỷ USD. Tuy không mắc lỗi như “ông cha” thế hệ tiền nhiệm. Nhưng một tai nạn đã xảy ra, E-Gold bị hacker xâm nhập ngay sau đó. Vậy nên, công ty cũng đã sớm “bốc hơi” không dấu vết khỏi thị trường này.
Satoshi Nakamoto mở ra chương mới cho đồng tiền điện tử
Gần hai thập kỷ sau đó, một hoặc nhóm lập trình viên bí ẩn với tên gọi Satoshi Nakamoto đã ra mắt Bitcoin. Satoshi nói rằng đây là một hệ thống “tiền điện tử ngang hàng”. Hệ thống này hoạt động theo cơ cấu hoàn toàn phi tập trung. Tức là không có sự hiện diện của máy chủ hoặc bất cứ bên kiểm soát thứ ba nào.
Công nghệ của đồng tiền ảo được ví như một cuốn sổ toàn năng. Nó có khả năng lưu trữ toàn bộ dữ liệu hoặc các thông tin có nguồn gốc từ các cuộc giao dịch. Chúng được công khai một cách vô cùng minh bạch và cho dù là thành phần nào cũng có thể tiếp cận. Ý tưởng hay ho này giống với mạng lưới P2P sử dụng trong kinh doanh; dùng để có thể chia sẻ dữ liệu cho nhiều máy, khắc phục được mọi tình trạng của thế hệ trước. Từ đó đến nay, chúng đã phát triển vô cùng ổn định. Bỗng chốc trở thành “cơn sốt tài chính” làm mưa làm gió trên thị trường.
Câu trả lời cho: Đồng tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử còn có tên gọi là “cryptos”. Chúng được tạo thành từ những dãy bit số liên tiếp nhau; hay còn được gọi với tên là đồng tiền đã được số hóa. Nó chỉ sử dụng trong môi trường điện tử dùng để chi trả cho các chi phí. Để các giao dịch thành công, người sử dụng phải dựa trên ba yếu tố chính. Gồm mạng Internet, mạng máy tính cùng các phương tiện điện tử của đối tượng phát hành (bên thứ ba).
Tiền điện tử này không mang tính hiện hữu như một vật chất cố định. Mà chúng tồn tại một cách không có hình dạng qua môi trường điện tử. Chúng được lưu trữ lại dựa trên: Mạng internet, smartphone, cùng thông tin và các loại card thanh toán điện tử khác. Có nghĩa là người sử dụng chẳng thể cầm nắm loại tiền này như tiền lưu hành của mình được. Thay vào đó, giá trị của chúng được thể hiện bởi các con số được hiển thị.
Đồng tiền điện tử có thể hiểu là hình thức thanh toán bởi chữ ký bảo mật (bút tệ). Mọi hành động giao dịch của nhà đầu tư tiền điện tử đều là phương thức ẩn danh. Không cần phải mạo hiểm tiết lộ các thông tin cá nhân của người dùng. Thông tin của người dùng bị đánh cắp là điều khó xảy ra. Thông qua hình thức này, người dùng có thể thanh toán, giao dịch xuyên quốc gia một cách vô cùng thuận lợi. Thay vì bạn phải thực hiện thông qua các thủ tục rườm rà với chi phí giao dịch lớn.
Các loại tiền điện tử hiện nay
Chúng ta có thể chia làm ba loại cơ bản được nhắc đến như sau:
- Tiền số pháp định: Là đồng tiền điện tử được Chính phủ của một quốc gia công nhận sự tồn tại. Chúng được thiết lập trong các không gian như: thẻ ATM, các tài khoản ngân hàng, các loại ví điện tử,… Tiền pháp định và tiền mặt được phát hành ở quốc gia đó có giá trị ngang nhau.
- Tiền ảo (Virtual money): Là loại tiền điện tử được ban hành và thuộc sự kiểm soát bởi các tổ chức hoặc doanh nghiệp nhất định. Chính phủ không công nhận tiền ảo. Chúng chỉ hoạt động có hiệu lực ở môi trường ảo phục vụ những vấn đề nhất định của nhà đầu tư tiền điện tử. Có thể kể đến các trường hợp: xu để chơi game, coin, token,.. dùng để thực hiện thanh toán các sản phẩm hay dịch vụ trên trang web, hay các trang thương mại điện tử chấp nhận loại tiền đó.
- Tiền mã hóa (cryptocurrency): Gọi là tập hợp con của đồng tiền ảo (nổi đình đám nhất là bitcon). Tiền mã hóa phát triển phụ thuộc vào nền tảng kỹ thuật số và nó không bị chi phối bởi Chính phủ. Ưu điểm vượt trội của dòng tiền này có thể nói đến tính bảo mật vô cùng cao; không thông qua bất cứ trung gian nào nên có thể đảm bảo được an toàn. Các đồng tiền mã hóa được tạo ra và phát triển dựa vào các đợt ICO và IFO.
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của tiền điện tử
Cùng tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động cơ bản của các loại tiền điện tử:
Hầu hết sẽ hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ blockchain
Những cuộc giao dịch thuận lợi sẽ diễn ra dựa trên công nghệ blockchain. Mỗi đồng tiền đại diện cho một tệp chứa đựng trong “chiếc ví” kỹ thuật số. Nhà đầu tư tiền điện tử có thể truy cập vào “chiếc ví” bằng điện thoại hoặc một số thiết bị kết nối với Internet. Các tệp lưu trữ được vận hành liên tục từ người này sang người khác dựa vào công nghệ blockchain.
Blockchain dịch qua tiếng việt là chuỗi khối, cơ bản là công nghệ mã hóa vô cùng quen mặt. Giúp người sử dụng hoàn tất công cuộc giao dịch an toàn. Khi người sử dụng chuyển dòng tiền, tất cả được hệ thống này ghi nhận vào sổ công khai ảo. Có thể liên tưởng giống như việc thêm các khối nhỏ cho chúng vào cùng một chuỗi. Mà mỗi khối trong này được coi giống là bản ghi của một cuộc giao dịch tiền điện tử riêng biệt. Thêm các khối và chuỗi sẽ khiến công cuộc làm giả đồng tiền này trở nên vất vả hơn bao giờ hết.
Tham gia giao dịch tiền điện tử
Tiền điện tử không được chính phủ hoặc các tổ chức tài chính tạo ra giống đô la hoặc vàng. Chúng được hình thành và phát triển phụ thuộc vào nền tảng của toán học. Đồng tiền điện tử sử dụng mạng lưới có tên là mạng lưới phân phối. Nó cho phép hệ thống giao dịch dựa theo phương thức P2P (peer-to-peer). Có nghĩa là việc giao dịch này được thực thi ngang hàng mà không cần quyền bảo hộ bởi một bên thứ ba. Những công thức toán học được dùng để kết nối tài khoản với số tiền thực tế mà nhà đầu tư tiền điện tử đã sử dụng.
Khi tham gia hoạt động giao dịch tiền điện tử, bạn chỉ cần email cùng một tài khoản ẩn danh. Sàn giao dịch sẽ không cần bạn cung cấp tên thật của mình hay đăng ký tại một ngân hàng nào cả. Bạn có thể tự mình tạo ra tiền điện tử với nhiệm vụ có tên gọi là “đào coin” (được săn bằng thiết bị máy tính).
Điểm tích cực và hạn chế nhà đầu tư tiền điện tử phải đối mặt
Luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực cho cùng một vấn đề, tham gia đầu tư tiền điện tử cũng không là ngoại lệ. Bạn có thể cân nhắc những điểm tích cực và hạn chế sau:
Điểm tích cực
- Giao dịch được mọi lúc mọi nơi: phương thức này cho phép người dùng gửi nhà nhận vô cùng nhanh với số tiền lớn không giới hạn biên giới.
- Phí giao dịch cực thấp: giao dịch thường không tốn phí hoặc có phí vô cùng thấp..
- Tính an toàn và bảo mật: các giao dịch vô cùng nhanh chóng lẫn an toàn. Bên cạnh đó, sao chép thông tin nhạy cảm của khách hàng là điều khó có thể xảy ra. Nó có thể hạn chế tình trạng có đối tượng xấu muốn gian lận. Cũng như nó không bị chị phối bên thứ ba trong hoạt động giao dịch giống thẻ tín dụng.
- Phát triển ở ngành thương mại điện tử: người sử dụng hiện tại đang có xu hướng sử dụng tiền điện tử; dùng để thanh toán tất cả hóa đơn khi thực hiện mua sắm trực tuyến. Bởi thế mà, ở những năm gần đây, tiền điện tử đã chuyển mình thành nhân tố tiềm năng. Song hành cùng sự phát triển các trang thương mại điện tử.
- Thông tin minh bạch cùng với việc theo dõi dễ dàng: vì sử dụng công nghệ blockchain. Nên mọi thông tin có liên hệ đến nhà đầu tư tiền điện tử đều được cập nhật trong chuỗi khối. Vì vậy, bạn có thể tiến hành xác minh và theo dõi một cách ổn định và chính xác hơn.
Điểm hạn chế
- Thị trường khó dự đoán: Lý do là tiền điện tử có sự biến động đối với trị giá, tăng/giảm biên độ lớn. Điều này gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư tiền điện tử.
- Một số quốc gia chưa thừa nhận sử dụng tiền điện tử trong đời sống với ba lý do kể đến sau:
+ Nhiều người dân lặp lại thói quen sử dụng đồng tiền ban hành chính thức thay vì tiền điện tử.
+ Nhiều doanh nghiệp lẫn tổ chức lo ngại về việc tăng/giảm đột ngột của loại tiền này.
+ Tiền điện tử ở một số quốc gia được xem là bất hợp pháp.
- Tiền điện tử hiện tại dùng các phương trình toán học. Nên trong một vài giao dịch thỉnh thoảng sẽ bắt gặp lỗi.
- Tiền điện tử sẽ “bốc hơi” nếu các thiết bị điện tử lưu trữ của bạn gặp vấn đề như: ổ cứng bị hỏng, dữ liệu bị mất, dữ liệu bị nhiễm virus,..Tất nhiên người dùng không thể khôi phục và tìm lại số tiền mã hóa đã biến mất.
- Đây là mảnh đất vô cùng màu mỡ cho các hacker, tội phạm rửa tiền thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Tính pháp lý của tiền điện tử trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới có sự quy định lại đang khá đa dạng về tính pháp lý. Cùng khả năng thanh toán đồng tiền điện tử tùy thuộc vào từng nước khác nhau.
Các quốc gia trên thế giới
Các quốc gia trên thế giới có sự quy định lại đang khá đa dạng về tính pháp lý. Cùng khả năng thanh toán tiền điện tử tùy thuộc vào từng nước khác nhau.
Quốc gia ủng hộ đồng tiền điện tử
Hiện nay, các quốc gia tồn tại trên thế giới có quy định không giống nhau về loại tiền này. Có quốc gia cho phép sự hoạt động; có quốc gia không cấm đoán nhưng cũng không chính thức thừa nhận nó. Bên cạnh đó, cũng có quốc gia cấm tiền ảo triệt để. Ví dụ này có thể kể đến El Salvador – nước nằm ở Trung Mỹ; nước chấp nhận Bitcoin là đồng tiền cho phép thanh toán hợp pháp vào 06/2021. El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên trên toàn thế giới chính thức chấp nhận sử dụng đồng tiền này trong lưu thông. Đối với một số quốc gia lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh,… tiền điện tử như đồng bitcoin có thể xem là hợp pháp.
Quốc gia không thừa nhận tính pháp lý của tiền điện tử
Quốc gia sở hữu số lượng người “đào” tiền ảo đông nhất thế giới là Trung Quốc. Nhưng giới có thẩm quyền tại Trung Quốc đã có công văn cấm tổ chức tài chính ở đất nước tỷ dân. Họ không được có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên đới đến tiền ảo và đưa ra cảnh báo loại tiền này. Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới đã thẳng thắn thừa nhận xem đây là phương thức thanh toán bất hợp pháp như: Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan.
Đồng tiền điện tử tại Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, Nhà nước vẫn chưa có động thái công nhận đồng tiền số (hoặc tiền ảo) nào là đơn vị thanh toán một cách hợp pháp.Kèm theo, việc kinh doanh hay trao đổi tiền số không được quy định trong hệ thống luật pháp nước nhà. Chúng ta mới đang trong quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Việt Nam hiện tại chưa có quy định pháp lý để điều chỉnh hoạt động ban hành, mua bán hoặc trao đổi tiền ảo, tài sản ảo.
Các loại tiền ảo không được các tổ chức tín dụng xem là hình thức thanh toán khi cung ứng các dịch vụ. Ngân hàng Nhà nước ta cũng chưa cấp phép chính thức cho sàn giao dịch tiền ảo hay bất cứ loại tiền mã hoá nào.
Kết luận về đồng tiền điện tử
Tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện này để kết thúc bài viết ở đây. Bật mí một chút, nó chính là câu chuyện về sự ra đời của Bitcoin Pizza Day.
Câu chuyện về sự ra đời của Bitcoin Pizza Day:
Vào ngày 22/05/2010, với mong muốn thúc đẩy nhanh chóng sự công nhận đối với Bitcoin. Laszlo Hanyecz – là người phát triển cũng như một trong những thợ đào tiền ảo đầu tiên. Anh kêu gọi bản thân sẵn lòng chi trả 10.000 bitcoin chỉ đổi lấy hai chiếc pizza; nếu có người đồng ý thực hiện giao dịch với anh. Một người có nickname là Jeremy “Jercos” Sturdivant đã chấp nhận giao dịch và đồng ý gửi hai chiếc bánh Papa John’s đến tận nhà Hanyecz 3 ngày sau đó. Tính với giá Bitcoin chạm đỉnh cao nhất hiện tại lên đến 63.000 USD/BTC. Hai chiếc pizza của anh sau 11 năm có trị giá 630 triệu USD, thật điên rồ.
Ai cũng có thể trở thành Laszlo Hanyecz hay Jeremy “Jercos” Sturdivant, nhưng tôi hy vọng bạn có thể may mắn như anh chàng Jeremy “Jercos” Sturdivant. Và bước đầu tiên để sở hữu năng lực may mắn chính là bạn phải phân tích và đưa ra quyết định điên rồ đúng đắn, dù điều đó đi ngược đám đông. Nhưng thời gian chín muồi sẽ là câu trả lời ngọt ngào cho quyết định của bạn. Nào anh chàng nhen nhóm quyết định đầu tư đồng tiền điện tử, đến lúc hành động rồi. Đừng bỏ lỡ những bài viết về tiền điện tử khác được liên tục cập nhật.
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com