Tình hình covid-19 đã kéo nền kinh tế của nhiều quốc gia rơi vào trạng thái “ngủ đông” nhiều mùa, trong đó Việt Nam cũng chẳng thể tránh thoát bàn tay thao túng của căn bệnh quái ác này. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của các ngành nghề đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó cả nền kinh tế chủ lực như sản xuất và xuất khẩu gạo cũng bị ảnh hưởng không ít. Tuy nhiên danh xưng “nước có gạo xuất khẩu thứ hai thế giới” cũng không chỉ để trưng. Tình hình gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 được đánh giá là khả quan ngay trong những tháng đầu năm, cùng tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết chi tiết bên dưới.
Mục lục
Công bố của VFA về tình hình gạo xuất khẩu
Xuất khẩu gạo nước ta trong 01.2022 đã đạt được những kết quả khả quan nhất định. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (viết tắt là VFA) đã đưa ra dự báo rằng; xuất khẩu gạo của Việt Nam ở trong năm 2022 vẫn được đảm bảo con số trên 06 triệu tấn.
Ông Phạm Thái Bình đã rất lạc quan khi cho rằng; tình hình xuất khẩu ở Việt Nam vẫn có thể đạt được con số 6.2 triệu tấn ở trong năm 2022. Cho dù giá gạo xuất khẩu ở năm 2022 được dự đoán là sẽ không thể đạt được đỉnh cao giống như các năm trước đó.
Các doanh nhân ở thị trường Việt Nam cũng khẳng định; gạo xuất khẩu có thể sẽ tăng mạnh từ tháng 3.2022. Khi mà vụ đông xuân tiến hành cho quá trình thu hoạch nở rộ.
Xuất khẩu gạo có chiều hướng tăng mạnh ở tháng 1.2022
Vào ngày 16.2.2022, Bộ Công Thương cho biết; hiện tại với giá xuất khẩu đang dần ổn định cộng với chất lượng vô cùng vượt trội chính là ưu thế của gạo xuất khẩu ở Việt Nam. Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua vấn đề nâng cao được khả năng chịu áp lực cao từ các doanh nghiệp.
Những con số biết nói của Tổng cục Hải quan đã đưa ra; tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ở trong tháng 1.2022 đang đạt con số 505.741 tấn. Có trị giá đạt được là 246.02 triệu USD. Con số này tăng mạnh 45.4% khi xét ở vấn đề về khối lượng. Cùng với việc tăng đến 28.2% khi xét đến trị giá của gạo so với 2021.
Những thương nhân trong thị trường đã cho rằng; bởi vì sự ảnh hưởng của giá vận tải. Kết hợp với chi phí thuê container rỗng đang vô cùng cao. Điều này ảnh hưởng đến các đối tác, các thương nhân thực hiện việc giảm giá gạo. Để phần nào chia sẻ các khó khăn hiện tại.
Thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường châu Á
Thị trường Châu Á được xem là thị trường xuất khẩu truyền thống và cốt lõi nhất của Việt Nam.
Philippines dẫn đầu xuất khẩu gạo của Việt Nam
Ở tháng 01.2022, Philippines vẫn đang là một thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam bền vững. Nước này đang tạm ở vị trí dẫn đầu về nhập khẩu gạo của thị trường Việt Nam. Con số này chiếm 11.8% ở trong tổng lượng cùng với việc chiếm 9.5% ở trong tổng giá trị gạo xuất khẩu. Con số này đạt được lên đến 234.050 tấn, tương đương với con số cao ngất ngưỡng 110.21 triệu USD. Con số giá trung bình là 470,9 USD/tấn, đạt được sự tăng mạnh mẽ 54.4% về lượng và tăng đến 46.6% khi xét đến kim ngạch.
Bờ biển Ngà “soán ngôi” Trung Quốc
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ở Trung Quốc không còn ở vị trí thứ 02 nữa. Vị trí này thuộc về Bờ biển Ngà khi họ lấn lướt đất nước tỷ dân để vượt lên vị trí 02. Con số xuất khẩu ở Bờ biển Ngà đạt 23.38 triệu USD cùng với sản lượng đã đạt đến 56.675 tấn. Tình hình này tăng lên 252.5% về giá trị cùng với việc tăng dữ dội 424% về lượng khi so sánh với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường Trung Quốc lúc này đang tạm tụt xuống chiếm vị trí thứ 03. Con số này đạt 37.006 tấn, với biểu hiện tương đương số liệu 18.99 triệu USD. Giảm đến 36% về khối lượng gạo xuất khẩu. Đồng thời, con số này cũng giảm 37% về trị giá; khi so sánh gạo xuất khẩu của Việt Nam tại đất nước tỷ dân cùng kỳ năm 2021.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ở Malaysia
Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Malaysia ở 1.2022 đã đạt được con số khả quan lên đến 34.925 tấn. Số liệu này đang tương đương với 16.07 triệu USD. Đồng nghĩa với việc tăng mạnh 104% về lượng cùng với việc tăng 67.5% về trị giá khi so sánh số liệu cùng kỳ 2021.
Tình hình xuất khẩu sang thị trường châu Âu dự báo tăng mạnh
Ngoài thị phần ở thị trường truyền thống hiện tại, VFA cũng dự báo; vào năm 2022 tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang đến các nước EU còn tăng lên khá tốt. Đặc biệt, với chất lượng gạo của Việt Nam đang được đánh giá là cải thiện vô cùng tốt. Bao gồm chủ yếu chỉ là các loại gạo thơm. Điều này sẽ đánh trúng tâm lý tiêu dùng của thị trường EU.
VFA đã tiến hành phân tích, thị trường EU sẽ hứa hẹn có được nhiều tiềm năng cùng giá bán cao bởi tổ chức EVFTA. Ở phần cam kết, thị trường EU đã dành cho Việt Nam phần hạn ngạch lên đến 80.000 tấn gạo/năm. Một điều đặc biệt, thị trường EU sẽ tiến hành tự do hóa được hoàn toàn đối với phần gạo tấm. Phần cam kết này là tiền đề vững chắc có thể giúp Việt Nam ở mỗi năm có thể xuất khẩu lên đến con số 100.000 tấn vào thị trường EU.
Cùng với các sản phẩm được tạo thành từ gạo, EU sẽ làm cho phần thuế suất về con số 0% sau 3-5 năm nữa. Điều này mở ra cơ hội để cho gạo Việt Nam; có thể cạnh tranh vị trí với gạo của các nước khác trên thế giới. Khi gạo đem đi xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường khó tính, yêu cầu cao này.
Khó khăn trong SX và XK gạo Việt Nam ra nước ngoài
Phần khó khăn lớn nhất trong tiến trình sản xuất lúa chính là giá của các loại vật tư có thể kể đến như: phân bón, thuốc trừ sâu đang có sự tăng mạnh ở trong năm 2021. Mặt hàng phân bón cũng đã thiết lập được mặt bằng giá mới tăng cao ngút ngàn. Từ những điều này làm ảnh hưởng đến phần thu nhập của nông dân.
Cùng với rủi ro trong thương mại gạo quốc tế ở trong năm nay; có thể kể đến tình trạng thiếu container rỗng. Cùng với chi phí vận tải biển vẫn đang được duy trì ở mức cao. Lúc này xuất khẩu khâu vận chuyển sẽ khó thuê tàu, cùng tình trạng hoãn hoặc hủy các chuyến tàu tăng…Nó sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xuất khẩu gạo mà các doanh nghiệp đang thực hiện cùng phần “ăn mòn” lợi nhuận. Lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện kế hoạch thuê tàu sớm.
Đọc thêm bài viết liên quan đến một loại nông sản xuất khẩu chủ chốt Việt Nam: Tình hình xuất khẩu cafe Việt Nam 2022
Kết luận
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022 được cho là khả quan. Qua đó giữ vững được vị trí quan trọng của mình trên thị trường thế giới. Tuy nhiên có những biến động kèm với khó khăn nhất định trong khâu nguyên vật liệu và hành trình thuê tàu xuất khẩu trong tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo. Nếu có thể kiểm soát được các vấn đề trên thì ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn ở một đất nước nông nghiệp này chẳng thể nào bị lung lay trước những chuyển biến phức tạp như hiện tại.
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com