Bạn sử dụng các mệnh giá tiền Việt Nam hằng ngày, tiếp xúc hàng giờ. Nhưng bạn có chắc là mình hiểu đủ về những mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay hay không. Thử một chút nhé: Mặt sau của tờ tiền 100.000đ có in hình gì?” Bạn có thể mường tượng và trả lời được trong vòng 30 giây không.
Nếu bạn không trả lời đúng câu hỏi trên thì hứa với tôi là đọc hết bài viết bên dưới nhé. Bởi chỉ qua bài viết này, bạn sẽ không còn nhầm lẫn hình ảnh của những tờ tiền mình tiếp xúc hàng ngày nữa. Bên cạnh đó, tôi còn cùng bạn phân biệt tính thật giả của hình ảnh mệnh giá tiền việt nam làm bằng Polyme, bắt đầu nhé!
Bạn đang đọc bài viết: Các mệnh giá tiền Việt Nam
Mục lục
Tổng quan về các mệnh giá tiền Việt Nam
Tiền Việt Nam chính là tiền được phát hành bởi ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Tiền này được gọi là “Đồng” và có tên tiếng anh là Vietnamese Dong (ký hiệu: VND). Trước đây, ở Việt Nam lưu hành toàn dân hai loại tiền với chất liệu khác nhau, đó chính là: tiền giấy & tiền kim loại. Ở thời điểm hiện tại, tiền kim loại vì một số lý do chính đáng mà đã được Nhà nước thu hồi lại.
Việt Nam đồng trở thành đồng tiền pháp định và được Nhà nước cho lưu hành trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam. Vào 2003, nhà nước thực hiện biện pháp kỹ thuật tiên tiến đúc ra tiền bằng Polymer. Đồng tiền này có khả năng chống làm giả, chống thấm nước,…
Thời điểm hiện tại, các mệnh giá tiền Việt Nam được chia làm 10 mệnh giá khác nhau. Trong đó chia làm hai loại: tiền chất liệu Polymer (6 mệnh giá) và tiền giấy (4 mệnh giá).
Bổ sung kiến thức: Tài khoản thu phí thường niên là gì?
Chi tiết các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay
Thông tin bên dưới sẽ mang đến cho bạn cách phân biệt các mệnh giá tiền Việt nam hiện nay.
Mệnh giá 500.000đ
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: Loại tiền có mệnh giá lớn nhất Việt Nam hiện tại, phát hành vào 17/12/2003. Đồng tiền chất liệu Polymer có kích thước chuẩn là 152mm x 65mm.
Màu sắc: có màu lơ tím sẫm làm màu tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: Có in dòng chữ quốc hiệu Việt Nam: “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Bên cạnh đó, mặt trước tờ tiền còn có hình ảnh của chủ tịch kính yêu Hồ Chí Minh và các họa tiết hoa văn các dân tộc đan xen với lưới hiện đại.
Mặt sau tờ tiền: hình ảnh nhà Bác Hồ ở Kim Liên cùng các họa tiết hoa văn dân tộc và lưới hiện đại được đan xen vào nhau trang trí.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền Việt Nam 500.000đ:
Mệnh giá 200.000đ
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: Loại tiền có mệnh giá lớn thứ hai Việt Nam hiện tại, phát hành vào 30/08/2006. Đồng tiền với chất liệu Polymer và có kích thước chuẩn là 148mm x 65mm.
Màu sắc: Có màu hơi đỏ nâu làm màu tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặt sau tờ tiền: hình ảnh của vịnh Hạ Long, đại diện cho một trong 07 kỳ quan thiên nhiên được thế giới công nhận. Kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với yếu tố hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền Việt Nam 200.000đ:
Mệnh giá 100.000đ
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: mệnh giá 100.000đ này được phát hành chính thức vào 1/9/2004. Đồng tiền với chất liệu Polymer và có kích thước chuẩn là 144mm x 65mm.
Màu sắc: có màu xanh lá cây tươi làm màu tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặt sau tờ tiền: In hình văn miếu Quốc Tử Giám kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền Việt Nam 100.000đ:
Mệnh giá 50.000đ
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: mệnh giá 100.000đ này được phát hành chính thức vào 17/12/2003. Đồng tiền với chất liệu Polymer và có kích thước chuẩn là 144mm x 65mm.
Màu sắc: có màu tím đỏ đậm làm màu tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặt sau tờ tiền: In phong cảnh cố đô Huế kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền việt nam 50.000đ:
Mệnh giá 20.000đ
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: tờ tiền mệnh giá 20.000đ này được phát hành chính thức vào 17/5/2006. Đồng tiền với chất liệu Polymer có kích thước chuẩn là 136mm x 65mm.
Màu sắc: Có màu xanh lơ đậm làm màu tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặt sau tờ tiền: In hình ngôi chùa Cầu đậm chất Hội An kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền việt nam 20.000đ:
Mệnh giá 10.000đ
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: tờ tiền mệnh giá 10.000đ này được phát hành chính thức vào 30/08/2006. Đồng tiền với chất liệu Polymer có kích thước chuẩn là 132mm x 60mm.
Màu sắc: Có màu nâu đậm ở trên nền xanh vàng lá úa làm màu tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặt sau tờ tiền: In hình ảnh khai thác dầu khí kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền việt nam 10.000đ:
Mệnh giá 5000đ
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: tờ tiền mệnh giá 5.000đ này được phát hành chính thức vào 15/01/1993. Đồng tiền mệnh giá 5.000đ được in bằng chất liệu cotton, có kích thước chuẩn là 134mm x 64mm.
Màu sắc: Có màu xanh lơ sẫm làm màu sắc tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặt sau tờ tiền: được in hình ảnh của nhà máy thủy điện Trị An kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền việt nam 5.000đ:
Mệnh giá 2.000 đồng
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: tờ tiền mệnh giá 2.000đ này được phát hành chính thức vào 20/10/1989. Đồng tiền mệnh giá 2.000đ được in bằng chất liệu cotton, có kích thước chuẩn là 134mm x 65mm.
Màu sắc: Có màu nâu sẫm làm màu sắc tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặt sau tờ tiền: được in hình ảnh của xưởng dệt kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền việt nam 2.000đ:
Mệnh giá 1.000 đồng
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: tờ tiền mệnh giá 1.000đ được phát hành chính thức vào 20/10/1989. Đồng tiền in bằng chất liệu giấy cotton với kích thước chuẩn là 134mm x 65mm.
Màu sắc: Có màu tím trắng làm màu sắc tổng thể của tờ tiền.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặc sau tờ tiền: In hình ảnh của những người dân đang cưỡi voi và tiến hành các hoạt động thai thác gỗ tại Tây nguyên. Mặt sau tờ tiền kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền việt nam 1.000đ:
Mệnh giá 500 đồng
Mệnh giá, thời gian phát hành, chất liệu và kích thước: Tờ tiền mệnh giá 5.00đ được phát hành chính thức vào 15/08/1989. Đồng tiền in bằng chất liệu giấy cotton với kích thước chuẩn là 130mm x 65mm.
Màu sắc: Màu đỏ hoa sen là màu chủ đạo của tờ tiền này.
Mặt trước tờ tiền: giống với mệnh giá 500.000đ
Mặc sau tờ tiền: In hình ảnh của cảng Hải Phòng kết hợp hoa văn vừa có phong cách truyền thống dung hòa với hiện đại.
Chúng ta cùng chiêm ngưỡng hình ảnh mệnh giá tiền việt nam 500đ:
Nhận biết các mệnh giá tiền Việt Nam bằng chất liệu Polymer là thật hay giả
Để phân biệt thật giả của các mệnh giá tiền Việt Nam làm bằng chất liệu Polymer, chúng ta xét:
Kiểm tra bằng điện thoại
Dùng đèn pin của điện thoại để soi vào mệnh giá tờ tiền. Từ hình ảnh mệnh giá tiền Việt Nam sẽ cho bạn biết đây là tờ tiền thật hay giả:
- Có hình bóng chìm:
Đối với tiền thật: Tiền Polymer có mệnh giá 20.000 đồng – 500.000 đồng soi dưới ánh đèn sẽ nhìn rõ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn tờ tiền 10.000 đồng sẽ nhìn thấy hình ảnh của ngôi chùa Một Cột.
Đối với tiền giả: Ở tiền giả bạn sẽ không soi thấy gì cả.
- Dây bảo hiểm:
Đối với tiền thật: Có hai mặt dây bảo hiểm trên tờ tiền chạy dọc xuống. Bên cạnh đó, sẽ có một cụm số mệnh giá cùng với chữ “NHNNVN” đầy tinh xảo và sáng trắng.
Đối với tiền giả: Các chữ cùng với số ở trên dây bảo hiểm nhạt nhòa. Một số đồng tiền giả còn không thể hiện yếu tố này.
Sờ bằng tay các mệnh giá tiền Việt Nam
- Vò tờ tiền xem là thật hay giả:
Vò nát tờ tiền có độ đàn hồi cao, tờ tiền trở lại trạng thái ban đầu ngay tức khắc thì là tiền thật. Tiền giả sẽ không làm được điều này.
- Kiểm tra độ nhám
Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra độ nhám của bề mặt tiền để xem các mệnh giá tiền Việt Nam bằng polymer này có phải là tiền thật không.
Đối với tiền thật: Bạn sẽ cảm nhận được độ nổi nhẹ cùng với độ nhám khi sờ vào của các hình ảnh:
- Chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
- Quốc huy
- Các mệnh giá tiền bằng số và bằng chữ.
Đối với tiền giả: Không có độ nhám vốn dĩ, nếu vuốt nhẹ thì chỉ có cảm nhận trơn lỳ của bề mặt
Thông qua cửa sổ trong suốt
Khi nhìn các mệnh giá tiền Việt Nam bằng Polymer xuyên qua cửa sổ trong suốt; bạn sẽ nhìn thấy các hình ẩn ở xung quanh. Mỗi mệnh giá tiền có một hình ảnh đặc trưng riêng biệt.
Đối với tiền thật: Có các cụm số mệnh giá dập nổi khi quan sát trên cửa sổ lớn. Các yếu tố ở cửa sổ nhỏ lại có hình ẩn.
Tiền giả: Có các cụm số mệnh giá dập nổi khi nhìn trên cửa sổ lớn nhưng không tinh xảo. Các yếu tố hình ẩn không tìm ra khi quan sát ở cửa sổ nhỏ.
Kiểm tra các mệnh giá tiền Việt Nam bằng máy soi tiền
Đây là phương thức kiểm tra nhanh chóng nhưng mức độ chính xác của nó là cao nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh phí hay mục đích để trang bị. Bạn có thể nhìn thấy máy soi tiền này ở các ngân hàng hay các cửa hàng vàng bạc lớn.
Có thể bạn cũng quan tâm: Hành trình từ nhân viên McDonalds đến CEO Binance
Kết luận về các mệnh giá tiền Việt Nam
Các thông tin ở trên chắc hẳn đã cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức liên quan đến các mệnh giá tiền Việt Nam hiện nay đang lưu hành. Bên cạnh những phương pháp giúp bạn phân biệt thật giả của các tờ tiền. Mong rằng những kiến thức này làm phong phú kiến thức tìm hiểu về các mệnh giá tiền Việt Nam của bạn.
Hy vọng chúng ta kết nối, bạn thành công!
Thông tin: tienaotructuyen.com