Mô hình 2 đỉnh 2 đáy là một trong những mô hình quan trọng khi phân tích các yếu tố kỹ thuật vận dụng vào quá trình đầu tư thị trường tài chính. Từ chứng khoán, forex hay tiền điện tử, mô hình biểu hiện sự đổi chiều của giá theo xu hướng giảm này luôn được quan tâm để trader tiến hành ứng biến nhanh theo sự thay đổi của thị trường. Để mà nói dễ phán đoán và sử dụng mô hình này trong đầu tư, chắc chắn nó không dễ. Tuy nhiên chỉ cần bạn nghiên cứu đúng thông tin và dành thời gian đủ nhiều cho nó, chắc chắn đây là mô hình giúp cho bạn thu về phần lợi nhuận khổng lồ thông qua các giao dịch kịp thời và đúng đắn.
Bạn đang đọc bài viết: Tìm hiểu và vận dụng mô hình 2 đỉnh 2 đáy
Mục lục
Mô hình 2 đỉnh được định nghĩa là gì?
Nếu bạn hỏi mô hình 2 đỉnh là gì thì dễ hình dung lắm. Về cái nhìn theo hình thức trực quan, mô hình hai đỉnh (hay còn gọi là Double Top); mô phỏng hình dạng của hai ngọn núi hoặc là chữ M. Nó thường xuất hiện ở cuối của một xu hướng tăng. Chính là dấu hiệu cho sự đảo chiều dần từ xu hướng tăng sang đến xu hướng giảm.
Ở xu hướng tăng, khi giá đang đi lên và gặp đường kháng cự nhưng nó không vượt qua được. Lúc này chính chỗ đó sẽ hình thành nên một đỉnh mới. Bên cạnh đó thì giá có xu hướng bắt đầu đảo chiều. Nhưng giá này lại không thể phá vỡ đường hỗ trợ ở phía dưới, cuối cùng sẽ tạo nên đáy trung tâm. Sau khi nhịp giảm qua đi, giá sẽ quay lại ở vùng đỉnh một lần nữa. Tuy nhiên lúc này giá sẽ không tiếp tục phá được vùng đỉnh hiện có và bắt đầu giảm trở lại. Lúc này hiện tượng mô hình hai đỉnh sẽ được thiết lập.
Đặc điểm nhận dạng mô hình 2 đỉnh 2 đáy là gì?
Như đã nhắc ở trên, mô hình 2 đỉnh 2 đáy giống như hai đỉnh núi hoặc tương tự với chữ M. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khi nào thì các mô hình này cũng xuất hiện với hình dáng giống nhau cả. Trader hoàn toàn có thể nhìn thấy nó khi có một xu hướng đang phát triển theo chiều hướng tăng mạnh trước đó. Đặc điểm để có thể nhận biết được biểu hiện như sau:
- 2 đỉnh của mô hình này nổi hẳn lên một cách rõ ràng. Nó có thể là ngang bằng nhau hoặc có mức độ xê dịch độ cao thấp nhất định. Khi tiến hành nối 2 đỉnh lại với nhau lúc này sẽ hình thành. Nên đường kháng cự được sử dụng cho những phân tích sau này.
- Lúc này giữa 2 đỉnh sẽ xuất hiện một thứ được cho là 1 đáy tạm thời. Hay còn cách gọi khác là đáy trung tâm. Đây chính là hệ quả tất yếu của việc giá không thể nào vượt qua được đường kháng cự.
- Đường ngang mà đi qua đáy trung tâm thì được gọi là đường cổ và đường này chỉ mang tính chất hỗ trợ. Đường cổ lúc này cũng đi qua một đỉnh của một xu hướng tăng xảy ra trước đó.
- Hình thành mô hình 2 đỉnh khi giá có sự phá vỡ đường cổ. Trong tình huống này sẽ có 02 trường hợp xảy ra: Hoặc là giá sẽ giảm hẳn ở một mức nhất định. Hoặc là lúc này giá quay trở lại để tiến hành test đường cổ lần nữa trước khi chúng chính thức đảo chiều xu hướng giảm.
Cách sử dụng mô hình 2 đỉnh 2 đáy
Như đã đề cập trong thông tin ở bên trên, đây được cho là một mô hình đảo chiều có xu hướng từ tăng sang chiều hướng giảm. Quyết định lúc này chắc chắn là bán ra. Nhưng câu hỏi được đặt ra lúc này là trader cần có chiến lược bán như thế nào để có thể thu về được phần lợi nhuận cao nhất?
Thực hiện bán ngay thời điểm giá đã phá vỡ đường neckline
Khi giá giảm xuống và xuyên qua xuống dưới đường neckline. Thì lúc này mô hình 2 đỉnh cơ bản sẽ được xác lập. Trader có thể tiến hành lệnh bán ở thời điểm giá nằm dưới đường neckline.
Khi vào lệnh ở phương án này, tránh trường hợp trader thực hiện khi hình thành mô hình 2 đỉnh nhưng lợi nhuận lại thu được không cao mấy. Bởi vì giá lúc này có thể sẽ quay lại để tiến hành test đường viền cổ một lần nữa.
Thực hiện lệnh bán ở thời điểm giá đang phá vỡ đường cổ và nó quay trở lại để retest đường đó
Theo một xu hướng nhất định thì phần giá sẽ quay lại để có thể test được điểm hỗ trợ thêm 1 lần nữa. Lúc này để hạn chế thua lỗ thì lời khuyên là nên đợi giá retest rồi thì mới vào lệnh một lần nữa. Lúc này, hãy đặt lệnh bán ra ở tại điểm mà giá retest đường viền cổ.
Ưu điểm của phương thức này là kết quả thu hồi sẽ cao hơn phương thức 1. Nhưng ngược lại bạn có thể dễ dàng bỏ lỡ cơ hội để vào lệnh nếu giá không xảy ra tình trạng retest neckline.
Thực hiện bán ngay ở thời điểm giá phá vỡ đường trendline ở trong xu hướng tăng
Khi giá tiến hành phá vỡ đường trendline, trường hợp giá sẽ tiếp tục giảm để có thể xuyên qua đường cổ rất lớn. Điều đó có nghĩa lúc này việc hình thành mô hình 2 đỉnh sẽ bước vào giai đoạn hoàn chỉnh. Hãy thực hiện lệnh bán khi giá vừa đi xuống và ngang qua đường xu hướng trendline.
Tuy nhiên lúc này xác suất thành công sẽ thấp. Bởi vì mô hình nến 2 đỉnh đã bước vào giai đoạn hình thành chính thức. Sẽ có điểm lợi thế cho chiến lược này chính là điểm bán rất sớm. Nên phần lợi nhuận lúc này nó sẽ khủng hơn rất nhiều khi so sánh với phương thức 1 và 2.
Ở cả 03 phương thức trên đều có chung một cách thức cắt lỗ và chốt lời, đó là:
- Chốt lời ở tại điểm phía dưới neckline và lúc này nó cách neckline một đoạn. Đoạn này bằng với khoảng cách được tính lúc này là từ đáy trung tâm cho đến phần đỉnh cao nhất phần mô hình. Đây được cho là mức giá chốt lời lý tưởng của mô hình double top.
- Cắt lỗ ở tại điểm giá nằm ở trên mức giá cao nhất của mô hình 2 đỉnh một chút.
Ví dụ về mô hình 2 đỉnh 2 đáy trong thực tế
Ngoài tìm hiểu khái niệm mô hình 2 đỉnh là gì cũng như đặc điểm của chúng thì cần phải nắm bắt được mô hình của chúng khi vận dụng vào thực tế. Sự thật là các mô hình không lúc nào cũng rõ ràng như các hình vẽ minh họa để chúng ta có thể dễ nhận biết. Điều quan trọng trong cách xác định này liên quan đến mức độ hiểu biết của trader; cũng như kết hợp với khả năng phân tích kỹ thuật riêng biệt của mỗi cá nhân. Dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn 03 mẫu hình 2 đỉnh phổ biến nhất trong thực tế. Điều này sẽ có thể giúp ích các bạn trong vấn đề tăng độ cọ xát thực chiến.
Ví dụ 01 – Mô hình 2 đỉnh 2 đáy cơ bản
Sau khi giá xuyên thủng neckline, giá lúc này sẽ đi thẳng xuống một mạch và nó sẽ không thực hiện retest lại thêm một lần nào. Có 02 cách để có thể có thể vào lệnh đối với tình huống này; chính là tại điểm ở dưới đường viền cổ cùng với đường trenline. Với cách vào lệnh thứ 3 đang mang về lợi nhuận cao hơn dự tính. Lúc này trader đã khá dễ dàng để có thể đạt được các lợi nhuận mục tiêu.
Ví dụ 02 – Mô hình 2 đỉnh 2 đáy có retest
Ở trong tình huống này thì các bạn có thể thực hiện vào lệnh theo cả ba cách. Lúc này, quá trình thực hiện giá retest thường khá lâu, thời gian tiến hành khoảng 2 tuần. Nếu như bạn không nhẫn nại chờ đợi thời cơ đó mà tiến hành vào lệnh từ rất sớm. Vì bạn lo sợ rằng giá sẽ đổi chiều tăng trở lại. Đây cũng là lúc mà bạn đã bỏ lỡ cơ hội thu món hời.
Ví dụ 3: Mô hình 2 đỉnh 2 đáy không rõ ràng
Trader cần có kinh nghiệm có thể giao dịch cùng với khả năng phân tích vô cùng nhạy bén để có thể nhận biết được tiến trình của mô hình 2 đỉnh. Nếu trader không muốn bỏ lỡ cơ hội để có thể vào lệnh với giá tốt; trader nên theo dõi thị trường một cách thường xuyên. Cũng như vào lệnh theo nhiều cách khác biệt nhau để có thể tự rút ra kinh nghiệm cũng như chiến thuật riêng dành cho bản thân.
Kết luận
Trên đây là thông tin về mô hình 2 đỉnh từ khái niệm mô hình 2 đỉnh là gì cho tới đặc điểm nhận dạng và cách sử dụng của mô hình này. Để có thể cắt lỗ và thu lợi nhuận tốt thì bạn nên quan tâm một cách triệt để mô hình này trong quá trình phân tích kỹ thuật bên cạnh việc phân tích GAP. Hãy để lại những thắc mắc của bạn ở bình luận phía dưới bài viết, tôi rất sẵn lòng hồi đáp.
Thông tin: tienaotructuyen.com